17/09/2020 06:41 GMT+7 | Giải trí
(lienminhbng.org) - Hôm 15/9, Universal Pictures thông báo họ đang triển khai bộ phim tiểu sử chưa được đặt tên về cuộc đời “Nữ hoàng pop”. Phim do chính Madonna (62 tuổi) đạo diễn và đồng tác giả kịch bản với nhà biên kịch từng đoạt giải Oscar - Diablo Cody.
Trong bài đăng tải vào tối 15/9 trên Instagram Live, biểu tượng pop đã chia sẻ về bộ phim, mô tả nó là “những cố gắng tồn tại trong thế giới của đàn ông với tư cách là một người phụ nữ và hành trình tạo nên một siêu sao, kèm thêm bao điều vui, buồn, điên khùng, tồi tệ và xấu xa”.
“Âm nhạc giúp tôi tồn tại”
“Trọng tâm của bộ phim này sẽ là âm nhạc” - Madonna nói - “Âm nhạc đã giúp tôi tồn tại. Có rất nhiều câu chuyện chưa kể, và không ai đủ cảm hứng để nói về nó tốt hơn tôi. Tôi muốn được chia sẻ về những thăng trầm của cuộc đời mình”.
Madonna xác nhận, cô và Cody đã viết 107 trang kịch bản: “Chúng tôi nói về mọi thứ, trong đó có thời điểm tôi “chân ướt chân ráo” tới Manhattan vào đầu những năm 1980. Với tôi, đó là một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất và cũng tồi tệ nhất trong cuộc đời mình. Tôi hy vọng mình có thể kể lại quãng thời gian đầy ly kỳ này theo mọi cách” - Madoona nói.
Được biết, bộ phim tiểu sử về Madonna sẽ có những cảnh quay về quá trình sáng tạo một số tác phẩm đáng nhớ nhất của Nữ hoàng pop, bao gồm “cảnh tuyệt vời khi tôi làm đĩa đơn Like a Prayer (1989) với Pat Leonard” và việc hãng nước ngọt Pepsi cắt hợp đồng tài trợ với cô sau phản ứng dữ dội trên mạng xã hội về MV có chủ đề tôn giáo của đĩa đơn này.
Madonna còn hứa hẹn trong phim sẽ có cảnh mô tả cuộc gặp gỡ đầu tiên của cô với Jose Gutierez Xtravaganza và Luis Xtravaganza - hai vũ công ở New York City đã đóng vai trò quan trọng trong thành công của bài hát đình đám Vogue (1990).
Mặc dù bộ phim sẽ tập trung vào những khoảnh khắc âm nhạc quan trọng trong cuộc đời của Madonna, song Nữ hoàng pop khẳng định: “Đây không phải là một vở nhạc kịch. Dù sao, nó vẫn có nhiều âm nhạc, và có rất nhiều nữ diễn viên sẽ đóng vai tôi, để hát những bài hát của tôi”.
Trong nhiều năm, người hâm mộ đã suy đoán xem ai có thể đóng vai chính trong bộ phim tiểu sử về Madonna. Và trong những tuần gần đây, sự tập trung của họ chuyển sang nữ diễn viên Ozark Julia Garner khi phát hiện ra rằng cả Madonna và người quản lý của cô, Guy Oseary, đều theo dõi gương mặt 26 tuổi này trên Instagram.
Những thử thách đau đớn để “thống trị thế giới”
Vài chục năm qua, khán giả chưa bao giờ biết đến một thế giới không có Madonna và họ đã trưởng thành với những bản “hit” của cô. Kể từ thời điểm Madonna gây bão làng nhạc với album đầu tay mang tên mình hồi năm 1983, họ luôn bị hút theo biểu tượng pop này.
Sau màn diễn ca khúc Holiday hồi năm 1984 trên chương trình truyền hình American Bandstand, Dick Clark hỏi Madonna về mục tiêu của cô sau thành công của album đầu tay. Cô trả lời thẳng tưng: “Để thống trị thế giới”.Vài tháng sau, album tiếp theo của cô, Like a Virgin, đã chiếm vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 và quả thật, cả thế giới đều bị Madonna mê hoặc.
Dù đã chinh phục được thế giới âm nhạc, con đường trở thành ngôi sao của Madonna Louise Ciccone không hề dễ dàng. Những thử thách đau đớn trong suốt chặng đường này là một phần trong hành trình đưa cô leo lên đỉnh cao của một nền âm nhạc đang thay đổi và đầy cạm bẫy.
từng giành được học bổng học khiêu vũ tại Đại học Michigan nhưng cô cảm thấy mình cần phải sống ở New York City để thực sự phát triển mạnh mẽ về mặt nghệ thuật. Đáng buồn thay, thực tế đã không đáp ứng được kỳ vọng của cô khi cô chuyển đến Big Apple vào cuối những năm 1970. Madonna đã viết trên Harper's Bazaar: “New York không phải là tất cả những gì tôi nghĩ.
Madonna cũng đã có thời điểm định trở thành vũ công. Cô có thời gian theo học Alvin Ailey và Martha Graham, nhưng như cô từng nói với CNN, sự nghiệp vũ công cuối cùng không phải là cuộc sống mà Madonna đã định hướng cho mình.
Với sự quyết tâm ấy, Madonna đổi hướng sang âm nhạc và tạo bước đột phá ngay khi phát hành đĩa đơn đầu tiên - Everybody (1982). Đĩa đơn này không lọt vào Top 100 nhưng đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Dance Club Songs của Billboard. Cứ như vậy, một ngôi sao pop đã ra đời.
Những đóng góp to lớn của Madonna cho nền văn hóa đại chúng không có dấu hiệu dừng lại nhưng sự nổi tiếng lại mang đến cho cô những rắc rối riêng, trong đó có những tổn tổn thương tâm lý mà Madonna vẫn phải đối mặt đến ngày nay.
Mẹ của Madonna bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khi đang mang thai em gái của Madonna. Đáng buồn là bà không thể điều trị được bệnh ung thư cho đến khi sinh con và vào thời điểm bà sinh con thì lại không thể loại bỏ được khối u do đã di căn. Mẹ Madonna qua đời năm 1963 khi mới 30 tuổi, để lại Madonna - cô gái 5 tuổi còn thơ dại - và 5 anh chị em cô phải sống trong sự nuôi dưỡng của cha.
Người ta có thể hiểu được lối sống hoang dã sau này của Madonna, khi cô thiếu tình mẫu tử trong những năm đầu đời. Trong một cuộc phỏng vấn với Los Angeles Times, Madonna từng chia sẻ: “Tôi thiếu tính kiềm chế là do mất mẹ quá sớm. Tôi hoàn toàn không được ai bảo ban bất kỳ quy tắc và luật lệ nào”.
Madonna còn chia sẻ với CNN rằng cô có “cảm giác trống rỗng và khao khát” sau khi mất mẹ. Để lấp đầy sự trống trải, Madonna tìm kiếm sự yêu thương ở bất cứ nơi nào cô có thể tìm thấy. Trong một cuộc phỏng vấn với Rolling Stone, cô nói: “Được rồi, tôi không có mẹ để yêu thương mình. Tôi sẽ làm cho thế giới yêu tôi”.
Chưa hết, những năm qua, nhiều người đã lợi dụng lòng tốt và tình bạn của Madonna. Năm 2017, nhà tư vấn nghệ thuật Darlene Lutz - người bạn cũ của Madonna - đã bán đấu giá một số món đồ cá nhân của Madge (tên gọi thân thiện của Madonna), trong đó có chiếc quần lót và một bức thư từ bạn trai cũ của Nữ hoàng pop - Tupac Shakur (rapper đã quá cố). Mặc dù Madonna đã tìm cách ngăn chặn cuộc đấu giá này, nhưng cuối cùng tòa án đã ra phán quyết chống lại ngôi sao.
Không chỉ có vậy, nhà báo Vanessa Grigoriadis - người được Madonna cho phép tiếp cận rộng rãi những gì mang tính riêng tư của Madonna - đã khiến Nữ hoàng pop cảm thấy bị phản bội với một bài báo viết cho New York Times. Sau đó, Madonna đã viết trên Instagram: “Nhà báo đã viết bài báo này chỉ chọn tập trung vào những vấn đề tầm thường và hời hợt... Tôi xin lỗi vì tôi đã dành 5 phút cho cô ta”.
Madonna cho biết cô muốn bộ phim tiểu sử mới sẽ truyền tải “hành trình đáng kinh ngạc mà cuộc sống đã đưa tôi đi với tư cách là một nghệ sĩ, một nhạc sĩ, một vũ công - một con người, trong thế giới này”. Madonna - người phá vỡ định kiến về giới Madonna luôn được coi là người phá vỡ mọi định kiến về giới để trở thành một “boss-lady”, nghĩa là những cô gái trẻ dám phá vỡ mọi khuôn khổ, luật lệ, rào cản để nói và làm những điều mình muốn, theo đuổi đam mê, đương đầu với thử thách và viết nên câu chuyện của chính mình. Năm 1991, cô nói với Los Angeles Times: “Phụ nữ theo truyền thống sẽ được nuôi dạy để trở nên khiêm tốn, thụ động, chấp nhận. Trong khi đó, đàn ông thì luôn đưa ra các quy tắc”. Madonna đã đạt được những bước tiến lớn trong việc đảo lộn những chuẩn mực đó. Tính cách khiêu khích của Madonna đã trở thành trung tâm trong sự nghiệp của cô, khiến người ta dễ dàng bỏ qua tài năng của cô. Thậm chí, các nhà phê bình cho rằng thành công của Madonna là do tính cách chứ không nhờ vào tài năng ca hát của mình. Trên thực tế, trong bộ phim tài liệu Truth or Dare, Madonna nói: “Tôi biết mình không phải là ca sĩ giỏi nhất và không phải là vũ công giỏi nhất, nhưng tôi không quan tâm đến điều đó. Tôi quan tâm đến việc làm những gì tạo ra phản ứng cho khán giả”. Thực tế, bất chấp những hiềm khích từ nhiều người, Madonna đã giành được sự hoan nghênh của giới phê bình ở nhiều thể loại và nhiều giải thưởng, gồm cả giải Quả cầu Vàng cho vai diễn Eva Peron trong phim Evita. Trong bài phát biểu nhận giải khi được giới thiệu vào Sảnh Danh tiếng Rock & Roll, Madonna cảm ơn tất cả “những người đã nói tôi vô tài và không thể hát. Họ đã góp phần thúc đẩy tôi trở nên tốt hơn và tôi biết ơn về sự phỉ báng của họ”. |
Việt Lâm
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất