26/07/2015 19:58 GMT+7
(lienminhbng.org) - Cho đến lúc, có thể nói nhà á quân giải Ngoại hạng Anh Man City chưa thực sự tạo nên cơn sốt với giới mộ điệu Việt Nam nếu với Arsenal năm 2013 hay trước đó là Olympic Brazil. Có quá nhiều lý do để lý giải, nhưng có một lý do rất đáng chú ý, là Man City… quá giàu!
Nhiều người nói Manchester City “không có lịch sử” và chỉ phất lên nhờ tiền của giới chủ Ả Rập nên có ít CĐV ở khu vực châu Á, trong đó có cả Việt Nam hơn những CLB khác. Tuy nhiên, sự thật thì không hẳn là vậy.
Man City rất giàu truyền thống
Phản bác lại quan điểm Man City có lịch sử nghèo nàn: Họ giành chiếc cúp FA đầu tiên trước Arsenal 26 năm và vô địch League Cup lần đầu trước 17 năm. Chiếc cúp châu Âu đầu của họ, cúp C2 năm 1970, giành được trước bất cứ chiếc cúp châu Âu nào của đội “giàu truyền thống nhất nước Anh” Liverpool. Họ phá vỡ kỉ lục về số khán giả xem trận đấu của mình lần đầu tiên vào năm 1924, và có lịch sử 110 năm giữa chiếc cúp đầu tiên và gần nhất. Chỉ Blackburn Rovers (118 năm) và Liverpool (110) có khoảng dài thành công hơn họ.
Man City có lịch sử lâu đời
Không có lịch sử? 84.659 CĐV đã đến xem trận đấu ở cúp FA giữa họ với Stoke vào năm 1934, và đến giờ đó vẫn là kỉ lục dự khán một trận đấu trong lịch sử bóng đá Anh. Có chăng, City đã trải qua một giai đoạn suy thoái tệ hại khiến fan hâm mộ quên mất những chiến công lừng lẫy đã phủi bụi: năm 1998, họ thua Lincoln, Wycombe và York để tụt xuống xếp thứ 12 ở giải hạng 3. Đó có thể mới là lý do khiến họ trở thành đội xuất phát sau cùng trong nhóm bộ Tứ đang thống trị Premier League những ngày này, và như các CĐV ở Việt Nam đã thừa nhận trong buổi ra mắt Hội CĐV chính thức, họ chỉ biết tới Man City từ năm 2007 khi cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Sinawatra mua lại CLB.
Đội trưởng của Man City giờ là Vincent Kompany chỉ được “dựng lên” sau giai đoạn dài CLB thay cầu thủ liên miên
Phản bác lại quan điểm Man City không có cầu thủ mang tính biểu tượng: Đó là người đại diện cho văn hóa bóng đá của CLB hoặc chí ít lối chơi của đội bóng trong một thời gian dài. City đúng là không có người đó. Đội trưởng của họ giờ là Vincent Kompany đã gắn bó với CLB được 7 năm, chỉ được “dựng lên” sau giai đoạn dài CLB thay cầu thủ liên miên. Anh đại diện cho một chu kì thành công của Man City nhưng không thể là nhân chứng tiêu biểu cho lối chơi đan lát bắt đầu được nhớ đến từ thời Roberto Mancini.
Nhưng xu hướng bán cầu thủ rầm rộ nhờ sức mạnh tài chính đã không chỉ ăn sâu vào cơ thể Man xanh. Điểm lại các đội bóng lớn ở Premier League: biểu tượng của Man United là ai sau khi chia tay hết sạch thế hệ thành công của Sir Alex Ferguson? Chris Smalling đã đeo băng đội trưởng trong trận gặp Club America. Wayne Rooney lại là một sản phẩm của lò đào tạo Everton.
Đội trưởng của Liverpool lại là Jordan Henderson, một cầu thủ trưởng thành từ đội bóng vùng Đông Bắc Sunderland. Chỉ Arsenal, với truyền thống sử dụng cầu thủ trẻ và sự chung thủy với một lối chơi của Arsene Wenger, và Chelsea, với đội trưởng John Terry, đại diện cho sự từng trải của Jose Mourinho là có những biểu tượng chưa suy chuyển.
Mua Sterling thì chỉ… bị ghét?
Trở lại với câu hỏi tại sao Man City không được yêu mến vì những Raheem Sterling? Bởi họ đã bỏ ra một bao tải tiền để mua một cầu thủ trẻ người Anh không ở đẳng cấp siêu sao gần như trong tâm thế phải quỳ rạp mình vì anh ta. Động thái tố cáo trực tiếp sự khao khát sở hữu cầu thủ bản xứ của Man xanh; tiêu biểu cho lối xây dựng CLB bằng các bản hợp đồng chuyển nhượng thay vì lò đào tạo; và cũng cho thấy Man City cần thời gian đợi lứa cầu thủ trẻ trưởng thành vì họ xuất phát chậm.
Sterling gia nhập Man City với giá 49 triệu bảng
Một cầu thủ từ chối du đấu cùng Liverpool và bỏ tập để tới Man City không thể đòi hỏi trở thành một biểu tượng mẫu mực được yêu mến. Sterling có thể giành thêm những chiếc cúp và kiếm thêm hàng chục triệu bảng, nhưng liệu một người như anh có thể ở lại Man City sau 2 năm tay trắng?
Sự hy sinh và chờ đợi ở những cầu thủ như anh là quá xa xỉ, và khi một đội bóng vẫn được tập hợp bởi những con người như Yaya Toure (giận Ban lãnh đạo vì không được… tặng bánh sinh nhật), Carlos Tevez (từ chối vào sân, bỏ về Argentina cả tháng trời), Mario Balotelli (liên tục vi phạm kỉ luật)… thì đội bóng ấy cũng khó trở lại quá khứ hào hùng từng có.
Raheem Sterling không có tài năng xuất chúng. Raheem Sterling không có tính cách thánh thiện kiểu Kaka, không đẹp trai như David Beckham, dĩ nhiên chẳng chung thủy như Paolo Maldini, và cũng chẳng thèm giấu diếm sự thực dụng của mình (“Tôi là một thằng nhóc láo xược”, anh nói) sẽ khó được yêu mến xét trên khía cạnh cá nhân chứ đừng nói đến trở thành đầu tầu hay chất xúc tác giúp cả Man City được yêu mến.
Quyển sách lịch sử về Man City không mỏng, và lối chơi của họ thậm chí rất đẹp mắt, nhưng chính vì những Sterlingmà Man City khó đi vào trái tim khán giả?
Nếu Sterling chạm mặt Công Phượng
Dĩ nhiên là Nguyễn Công Phượng sẽ không thể có cái giá 49 triệu bảng như Raheem Sterling và cho đến năm 27 tuổi cũng chẳng đi đâu được vì cam kết hợp đồng đã kí với Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức. Nhưng Công Phượng và Raheem Sterling (cùng 20 tuổi), nếu xét trên hệ quy chiếu của mỗi quốc gia, có những điểm chung. Đều là ngôi sao của truyền thông: Sterling không thể được người Anh yêu mến như Công Phượng tại Việt Nam, nhưng tên anh cũng trở nên nóng bỏng trên các diễn đàn. Số tiền chuyển nhượng 49 triệu bảng sẽ đè bẹp Sterling hay thành động lực để anh vươn thành ngôi sao sáng? Chưa biết. Nhưng nó giúp anh thành cầu thủ Anh đắt giá nhất trong lịch sử. Công Phượng cũng vậy, anh đã và đang hot nhất trong số các cầu thủ trẻ Việt Nam. Chưa thể thành ngôi sao lớn: Sterling không giỏi hơn Wayne Rooney, xét trên đất Anh. Sterling chưa chắc hơn Jesus Navas nếu ở Man City. Thế thì Sterling sao so được với Messi, Ronaldo? Công Phượng cũng đang bối rối ở HAGL sau giai đoạn được ca ngợi ngất trời. Ở Việt Nam, không có một thước đo rõ ràng , minh bạch như tại Anh, nhưng với nhiều người Công Phượng chẳng hơn được Văn Quyến trước kia cũng như chưa có tuổi nếu đặt cạnh Lê Công Vinh. Những cầu thủ 20 tuổi đều phải nỗ lực rất nhiều nữa để tự nâng tầm. Phượng lì hơn, Sterling bùng nổ hơn? Đấy có lẽ là một phỏng đoán dựa trên những gì quan sát trên sân cỏ. Công Phượng có vẻ lỳ lợm và nhẫn nhịn tốt hơn: không nổi cáu với trọng tài, không trả đũa đối phương, không ồn ào trước truyền thông, giữ im lặng trước những tin đồn… Sterling thì tự sự: “Tôi là một thằng láo toét” (naughty boy). Thầy giáo tiểu học mô tả Sterling là “rất kém kiềm chế”. Phản ứng bỏ tập, từ chối đi du đấu với Liverpool để tới Man City đã cho thấy Sterling là cầu thủ có cá tính mạnh. Anh sống đến năm 6 tuổi ở Kingston, Jamaica, một trong những thị trấn nhiều tệ nạn nhất nước. “Năm 17 tuổi, hoặc nó thành tuyển thủ Anh, hoặc nó đi tù”, thầy giáo tiểu học của Sterling dự đoán. Nghĩa là ngoài bóng đá, theo góc nhìn của thầy, Sterling chỉ biết... phá phách. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất