24/04/2018 12:51 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).
Tại sự kiện này, đã có rất nhiều tham luận, ý kiến phát biểu của các nhà văn, nhà thơ, lý luận phê bình văn học về đời và thơ Nguyễn Bính.
Nhưng đáng chú ý hơn cả chính là ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khi lễ kỷ niệm đã "dã đám" mới thực sự được các đại biểu hoan nghênh và bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình.
Theo đó, vừa qua Hội Nhà văn Việt Nam đã về xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - quê của nhà thơ Nguyễn Bính. "Ở đó, khung cảnh thôn quê vẫn còn rất đẹp, có nhà tưởng niệm và mộ của Nguyễn Bĩnh" - nhà thơ Trần Đăng Khoa kể. "Ngay lập tức chúng tôi có nói với một vị lãnh đạo tỉnh đi cùng, rằng đây chính là một địa điểm du lịch rất ý nghĩa về mặt văn hóa".
Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, cách nhà tưởng niệm và mộ phần nhà thơ Nguyễn Bính không xa là khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao và không xa nữa là khu tưởng niệm nhà thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến. Tất cả tạo thành một quần thể du lịch văn hóa tuyệt vời.
"Riêng ở thôn Thiện Vịnh, chúng tôi nghĩ rằng nên khôi phục lại những cảnh sắc trong thơ Nguyễn Bính như những dậu mồng tơi, những ngồi nhà hàng xóm thân thiết với cụ Nguyễn Bính trước đây, để du khách đến có thể mường tượng ra được một phần 'không gian sống' của nhà thơ Nguyễn Bính trước đây như thế nào".
Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam tin rằng việc này hoàn toàn có thể làm được nếu được ngành du lịch - văn hóa tỉnh Nam Định nghiên cứu, đầu tư và có sự chung tay của các Mạnh Thường Quân.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa còn đề nghị nên phục dựng bến đò mà xưa kia nhà thơ Nguyễn Bính hay qua và đã đi vào thơ ông rất nhiều.
"Phục dựng bến đò, có con đò và một hướng dẫn viên du lịch, mặc yếm thắm trong vai cô lái đò thì thật đẹp biết bao nhiêu" - nhà thơ Trần Đăng Khoa nói tiếp. "Từ Hà Nội về Thiện Vịnh cũng chỉ mất một tiếng và tôi tin nếu phục dựng được không gian thơ Nguyễn Bính nói riêng, kết nối với các không gian của các nhà văn, nhà thơ cùng quê với Nguyễn Bính (Nam Cao - Tú Xương - Nguyễn Khuyến) như một "bản đồ" thì sẽ biến những điểm đến ấy trở thành những địa chỉ du lịch văn hóa không thể bỏ qua của du khách, nhất là với du khách yêu văn chương".
Ông Trần Đăng Khoa cũng cho biết thêm, sắp tới Hội Nhà văn Việt Nam sẽ làm việc với Ủy ban và Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội về việc xem xét đặt tên đường Nguyễn Bính ở Hà Nội.
"TP Hồ Chí Minh, Nam Định đã có tên đường mang tên Nguyễn Bính. Theo tôi Hà Nội cũng rất nên có một con đường mang tên ông" - nhà thơ Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.
Huy Thông
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất