Nên lì xì cho trẻ con bằng tiền hay bằng... sách?

06/02/2019 09:51 GMT+7

(lienminhbng.org) - Trên trang cá nhân của mình, quan điểm về việc "lì xì" cho trẻ con bằng sách thiếu nhi của nhà báo Trương Anh Ngọc đang nhận được không ít sự đồng tình đặc biệt là những người làm cha mẹ.

Xem trận Việt Nam vs Nhật Bản với BLV Quang Huy, BLV Trương Anh Ngọc và trung vệ thép Vũ Như Thành

Xem trận Việt Nam vs Nhật Bản với BLV Quang Huy, BLV Trương Anh Ngọc và trung vệ thép Vũ Như Thành

Hàng triệu người hâm mộ Việt Nam đang háo hức chờ đợi, tối nay Việt Nam đá với Nhật Bản. Chúng ta có thể thắng đội bóng số 2 Châu Á không? Cơ hội chúng ta trước họ là như thế nào?

Lì xì từ lâu đã trở thành tục lệ của người Á đông mỗi dịp Tết nguyên đán đặc biệt là ở Việt Nam. Thông thường, những người lớn tuổi hơn sẽ để những tờ tiền mới vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ hoặc vàng son. Hai tiếng lì xì xuất phát từ tiếng Trung, phát âm là lì shì có nghĩa là lợi thị. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền lì xì là mang đến may mắn, điều tốt lành cho trẻ em.

Chú thích ảnh
Lì xì là một tục lệ trong dịp Tết nguyên đán của người Á đông. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhà báo Trương Anh Ngọc đã có một góc nhìn riêng về tục lệ này trong đời sống người Việt hiện tại, đó là "mua sách thiếu nhi để mừng tuổi bọn trẻ".

Dưới đây là toàn bộ lời chia sẻ của nhà báo Trương Anh Ngọc:

"Mấy ngày này, nhà mình lại đi các hiệu sách chỉ để làm một việc duy nhất: Mua sách thiếu nhi để mừng tuổi cho bọn trẻ. Nhà mình từ nhiều năm nay không mừng tuổi cho trẻ con bằng tiền nữa. Đừng nghĩ là mình tiếc tiền. Không phải đâu (tiền mua sách còn tốn hơn nhiều số tiền đáng lẽ ra sẽ phải cho vào phong bao). Nhà mình làm điều ấy chính là vì muốn tiếp tục truyền cảm hứng cho trẻ về ý thức đọc sách, tình yêu với sách, một thế giới mà chúng nên tiếp cận, thay vì nhận được tiền lì xì từ khi còn bé.

Chú thích ảnh

Những đồng tiền ấy có thể không nhiều đâu. Những đồng lì xì cũng có thể được coi là một cách “làm vốn” cho trẻ. Nhưng thực ra, cách nghĩ ấy cũng sẽ có vấn đề của nó. Biết đâu đấy, nó sẽ tạo ra thói quen tham sân si cho trẻ từ bé. Và có một điều rất rõ, với nhiều bậc cha mẹ, chuyện họ mừng tuổi con người khác và người khác mừng tuổi con họ có khi trở thành một sự so sánh ít nhiều, thiệt hơn, lỗ lãi. Ý nghĩa của việc mừng tuổi bỗng bị vật chất chi phối. Mình hy vọng chúng sẽ tìm được những niềm vui trong sách vở, nghĩa là chúng tận dụng tốt nhất tri thức có được từ những món quà ý nghĩa ấy. Đam mê tri thức, với mình, còn tốt hơn là đam mê tiền bạc, từ khi chúng còn bé, và tạo cho chúng cơ hội tiếp cận với sách tốt hơn nhiều là tiếp cận với tiền khi còn nhỏ.

Năm ngoái, đã từng thấy có bậc cha mẹ tỏ ra không hài lòng lắm khi mình mừng tuổi con họ sách. Điều đó khiến mình hơi buồn, khi nghĩ rằng món quà của mình không được họ trân trọng (nhưng con họ thì thích). Nhưng mình vẫn sẽ làm điều mà mình cần làm, mang tri thức đến cho trẻ, theo một cách nào đó, chẳng hạn qua việc tặng sách. Và chỉ mong bố mẹ của bọn trẻ hiểu được ý nghĩa của việc này…"

P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm