14/11/2015 14:19 GMT+7
(lienminhbng.org) - Sau những “giông tố” về trang phục, phim Mỹ nhân (KB: Văn Lê, ĐD: Đinh Thái Thụy) đã công chiếu đúng dự kiến (ngày 13/11), với cảm giác chung: Tốt hơn mong đợi. Thế nhưng, vẫn còn đó những băn khoăn, mà cốt lõi lại đến từ cách nghĩ về việc làm phim cổ trang lịch sử.
Từ đó, việc chuyển thể tiểu thuyết này thành kịch bản điện ảnh, xem như một hệ quả tất yếu, vì Văn Lê cũng là nhà biên kịch cừ khôi, ông được phong NSƯT vì khả năng này. Đây là chưa kể, giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh mới chỉ lên cải lương tuồng cổ, lên phim ảnh mờ nhạt, tính mở đường của kịch bản càng đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, bối cảnh và nhịp điệp phim ảnh ngày nay đã khác, nơi cách kể chuyện tuyến tính theo lớp lang đã nhường chỗ cho cách cắt cúp, chuyển cảnh nhanh gọn để lôi cuốn thị giác. Có thể nói, sau Dòng máu anh hùng (năm 2007), cách làm phim cổ trang nói riêng và phim chiếu rạp tại Việt Nam đã chịu sự ảnh hưởng khá lớn về nhịp điệp và thủ pháp “đánh lừa thị giác” của Hollywood.
Chính vì vậy, những phim cổ trang nhưLong thành cầm giả ca (ĐD: Đào Bá Sơn), Tây Sơn hào kiệt (ĐD: Lý Huỳnh - Lý Hùng - Phượng Hoàng)…, và bây giờ là Mỹ nhân trở nên lạc lõng, không phải vì câu chuyện, mà vì kịch bản, vì cách kể. Nó rất giống với lối kể cũ của điện ảnh Việt từ nhiều thập niên trước, khi mà điện ảnh tư nhân và điện ảnh kiểu Hollywood chưa nở rộ tại Việt Nam.
2. Vì quá nệ vào lịch sử, nên phim Mỹ nhân đã chọn kể một câu chuyện khá dài, trải qua 2 đời chúa, khoảng 40 năm. Những kịch bản dạng sử thi này phải cần một đầu tư khổng lồ để thực hiện, trong khi kinh phí của Mỹ nhân rất ít, chưa nói điều kiện làm phim cổ trang của Việt Nam còn rất giới hạn.
Hơn nữa, tuy việc khai thác những xung đột thời Trịnh - Nguyễn phân tranh hấp dẫn là vậy, nhưng chính sử thì chỉ viết đơn thuần về sự kiện, nhân vật, còn không khí đời sống lúc ấy ra sao chẳng mấy chi tiết.
Vì vậy, việc phê phán, tranh luận về trang phục chẳng hạn, dù vẫn có cớ để xảy ra, nhưng cứ liệu lịch sử để dựa vào làm phim lại rất mỏng, nhiều khoảng trống lớn. Với trường hợp này, càng nệ sử càng khó hay, đôi khi chọn hướng dã sử, hư cấu theo cảm hứng, hoặc chỉ xoáy vào vài mẩu chuyện nhỏ thì hấp dẫn hơn.
Vì thế, giá như Mỹ nhân chỉ dành khoảng 70 phút để kể câu chuyện nệ sử, còn 20 phút dành cho những mảng miếng giải trí, võ thuật… thì hợp lý hơn. Điển hình, với một người như Tống Thị, được nhà Trịnh chống lưng, thị hoàn toàn có thể có những nhóm ám sát nhỏ để thực hiện những mưu đồ của mình.
Trong phim có một số trường đoạn hợp lý để cảnh ám sát xảy ra, ví dụ khi chúa Nguyễn Phúc Lan đam mê tửu sắc; khi chúa Nguyễn Phúc Tần đi vi hành tại Hội An. Phim đã nỗ lực làm vài trận đánh lớn, nhưng do hạn chế về kinh phí và kỹ thuật, nên sơ sài, trong khi các trận đánh nhỏ, điện ảnh Việt Nam hoàn toàn làm được, thì lại thiếu vắng.
Trở lại chuyện đặt hàng làm phim, với Mỹ nhân và với tư duy làm phim theo kiểu cũ, Bộ VH,TT&DL có thể hài lòng với sản phẩm này, bởi thẳng thắn nhìn nhận, làm được như vậy đã rất cố gắng. Thế nhưng, nếu ngay từ đầu kịch bản và ban cố vấn chọn cách kể khác, nhiều tính giải trí hơn, thì Mỹ nhân (cũng giống như phim đặt hàng Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) sẽ vẹn cả đôi đường.
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất