22/08/2015 08:50 GMT+7
(lienminhbng.org) - 1. Trên mạng xã hội tuần qua rầm rĩ chuyện có một cử nhân đúng đường với tấm biển “Hãy tuyển dụng tôi/ Tôi cần viêc làm để có tiền mua sữa cho con".
Người khen, kẻ chê, trong đó có phóng viên một tờ báo điện tử chỉ trích hành vi đó là “nhục nhã”...
Tôi đứng ở ngoài, không tham gia khen chê!
Tuy vậy điều đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều về thực trang bế tắc của xã hội trong đào tạo và việc làm.
Nó thế này:
Khu vực nông thôn nghèo khó, không ít em bỏ học, rồi tự tìm việc làm thuê làm mướn từ bốc vác phu hồ đến chạy chợ. Chẳng giàu có gì nhưng đời sống tạm ổn. Họ thất học dở chừng, biết thân phận mình nên tự nghĩ lấy việc làm giải đáp những cái xã hội cần.
Khu vực phố xá thành thị thì bố mẹ cắm cúi làm việc để lấy tiền ăn học cho con mà giờ phổ biến học kiểu... nhồi vịt của thương lái.
Mục tiêu là vào đại học, nhà khá hơn thì mục tiêu du học.
Tốt nghiệp đại học xong, bỏ tiếp cục tiền xin việc. Người chưa tìm được việc thì tiếp tục ăn bám bố mẹ trông chờ nơi tuyển người trong tình trạng trì trệ và thất vọng.
Tính chủ động của các bạn lớp này rất yếu vì bố mẹ bao cấp triền miên biến con thành thứ “gà công nghiệp” nửa vời.
Luẩn quẩn.
Đấy là bi kịch của giới trẻ hiện nay.
2. Thời bao cấp đã tạo ra những thói quen xấu dựa dẫm chờ đợi, nhưng tác động của nó vẻ như vẫn chưa chấm dứt dù đã bước vào thời mở cửa đến hai, ba thập niên.
Đáng ra một người trưởng thành, đến tuổi làm việc phải tính đến nhiều lựa chon việc làm, kể cả lao động chân tay. Không phải lúc nào quyền lựa chọn cũng thuộc về mình, mà nhớ rằng nhiều lúc quyền lựa chọn thuộc về xã hội.
Mỗi cá thể phải biết năng động tìm lấy việc làm thích hợp cho chính mình.
Vốn biết việc đào tạo với nhu cầu xã hội đang chưa tương thích, vào đại học, ra cầm bằng mà không tìm được việc làm là chuyện tồn đọng hàng chục năm nay, nhưng gia đình và ngay các em vẫn bị cuốn vào mê lộ đó để rồi học xong thất vọng. Rồi lại kêu la thất nghiệp.
Trong khi có rất nhiều những việc gọi là vặt xã hội vẫn cần đến hàng ngày lại thiếu người đáp ứng.
Hãy tập làm quen với cách tự tìm ra việc cho mình, tạm quên cái bằng đại học đi để thích nghi với việc lựa chọn công việc gì xã hội cần mà mình có thể đáp ứng dù là làm thợ, lao động chân tay!
Đừng nề hà việc gì, đừng ngồi chọn việc, hãy lăn vào những việc xã hội đang cần thì không sợ thất nghiệp
Bỏ một thói quen trông chờ, lựa chọn và ỷ lại, chủ động cho cuộc sống của mình tưởng chuyện đơn giản của mỗi cán nhân mà hóa ra không hề dễ.
Ngày xưa các cụ nhà ta tổng kết: “Đói bụng đầu gối phải bò/ Cơm no ấm cật chẳng dò đi đâu”.
Hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói.
Nếu không bi hài kịch sẽ vẫn tiếp diễn.
Bài và ảnh minh họa: Đỗ Đức (Họa sĩ)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất