Ngày 24/4: VN-Index rơi khỏi mốc 310 điểm

24/04/2009 13:35 GMT+7 | Thế giới

Ngưỡng 310 điểm của thị trường đã không thể giữ vững trong phiên giao dịch sáng nay (24/4). Chỉ số VN-Index giảm mạnh ngay khi mở cửa, hầu hết các mã cổ phiếu đua nhau lao dốc. Lượng dư bán ngập tràn trong khi sức cầu có hạn khiến giao dịch kém phần sôi động so với phiên trước đó. Dường như khi những thông tin kết quả kinh doanh quý I dần được công bố cũng là lúc thị trường không còn lực hỗ trợ do nhiều nhà đầu tư bắt đầu xả hàng.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 309,9 điểm, giảm 5,3 điểm (tương đương giảm 1,68%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 28.344.320 đơn vị, giảm 2,25% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 608,344 tỷ đồng, giảm 13,21% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 564.290 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 19,25 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 28.908.610 đơn vị (giảm 0,47% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 627,594 tỷ đồng (giảm 10,65%).

Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành, trưởng phòng phân tích CTCK TP.HCM (HSC) cho rằng, về một mặt nào đó, chứng khoán Việt Nam vẫn chịu sự ảnh hưởng của thị trường thế giới, và sự hồi phục ngắn gần đây trên các thị trường quốc tế dường như đã kết thúc. Sắp tới phải có những luồng thông tin tốt thì thị trường mới có thể tăng cao hơn.

CTCK Thăng Long cũng nhận định, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đang trong giai đoạn không xu hướng rõ ràng. Thị trường này đang đứng giữa hai sườn dốc: một là tiếp tục hồi phục mạnh hơn (nếu tiếp tục được bơm), hai là lao dốc nếu như GDP Quý I quá xấu, Chrysler phá sản, cộng với các thông tin không tốt. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm điểm, khối lượng giao dịch thấp, lệnh mua giá sàn lớn, bán giá sàn thấp, cá nhân và tổ chức đều không hoạt động nhiều. Điều này cho thấy thị trường đang trong giai đoạn củng cố chờ xu hướng (có thể từ Mỹ).. Với những nhà đầu tư chưa có nắm giữ cổ phiếu hoặc có độ chịu rủi ro cao hơn vẫn nên tích lũy dần. Với nhà đầu tư đã nắm giữ cổ phiếu ở mức 50%-60% nên chờ xu hướng rõ ràng của thị trường. Các cổ phiếu có tiềm năng, có tin tốt được khuyến nghị vẫn nên mua vào.

Trở lại với phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index kết thúc đợt 1 giảm 6,58 điểm, xuống 308,62 điểm (tương đương giảm 2,09%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.340.370 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 95,78 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 42 mã tăng giá, 38 mã đứng giá tham chiếu, 99 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, SGH. Đáng chú ý, trong đó có 10 mã tăng trần và có tới 20 mã giảm sàn.

Mức độ tăng nhẹ của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch vừa qua không thể tạo được sức bật trở lại cho thị trường, trong khi đó xu hướng thị trường đang trở nên khá mờ mịt khiến giao dịch đang khá yếu. Sang đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tiếp tục đi xuống trước diễn biến giao dịch cầm chừng.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 6,84 điểm, xuống 308,36 điểm (tương đương giảm 2,17%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 25.541.260 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 547,71 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 309,9 điểm, giảm 5,3 điểm (tương đương giảm 1,68%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 28.344.320 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 608,34 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 135 mã giảm giá, 31 mã tăng giá và 15 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 11 mã tăng trần nhưng có tới 50 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 31 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 cổ phiếu tăng giá, 6 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là PVD, 1 mã tăng trần là HAG.

Cụ thể, HAG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,59%), đạt 57.000 đồng. VPL tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,31%), đạt 49.900 đồng. FPT tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,93%), đạt 54.000 đồng.

Duy nhất mã VNM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 83.000 đồng/cổ phiếu. Còn lại, HPG giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,99%), còn 40.100 đồng. PVF giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,02%), còn 19.400 đồng. DPM giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,19%), còn 35.700 đồng. VIC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,54%), còn 38.400 đồng. PVD giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), còn 63.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 5,8 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 20,51% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 19.800 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 900 đồng (tương đương 4,35%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 38,01% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là LCG với mức tăng 4,99%, lên 46.300 đồng (tăng 2.200 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 375 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 6,80%, mã DTT đóng cửa chỉ còn 9.600 đồng/cổ phiếu (giảm 700 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 19 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì HAG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng, lên mức 57.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 204 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, TCT là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 5.000 đồng, xuống còn 109.000 đồng/cổ phiếu, với 5.440 cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều giảm giá, trong đó có 3 mã giảm kịch sàn. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,17%), chỉ còn 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng (tương đương 3,45%), chỉ còn 5.600 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,78%), chỉ còn 3.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 400 đồng (tương đương 4,71%), chỉ còn 8.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 62 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.024.430 đơn vị, bằng 3,61% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 144.480 đơn vị, chiếm 19,17% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như FPT (138.620 đơn vị), SSI (80.220 đơn vị), IMP (76.930 đơn vị) và DPM (70.860 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là IMP (83,63%), VSC (81,01%), VHC (64,57%), HT1 (54,98%) và ACL (53,96%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

19.800

(900)

-4,35%

5.814.800

SSI

34.500

(1.800)

-4,96%

1.391.560

VNE

8.100

(100)

-1,22%

1.330.970

SAM

20.600

(1.000)

-4,63%

1.268.750

VFMVF1

8.100

(400)

-4,71%

967.820

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

LCG

46.300

2.200

4,99%

374.780

LGC

21.800

1.000

4,81%

63.100

TTP

28.300

1.300

4,81%

288.790

NSC

30.700

1.400

4,78%

55.260

TS4

13.400

600

4,69%

45.860

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DTT

9.600

(700)

-6,80%

19.260

BT6

49.500

(3.000)

-5,71%

3.360

PET

15.200

(800)

-5,00%

250.840

SSI

34.500

(1.800)

-4,96%

1.391.560

VIS

24.900

(1.300)

-4,96%

45.900

*CAN: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 2%

*BT6: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 9%

*DTT: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm