Ngày 29/4: VN-Index tăng 3 phiên liên tiếp trước kỳ nghỉ lễ

29/04/2009 13:47 GMT+7 | Thế giới

Mặc dù hôm nay (29/4) là phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài, cùng những lo ngại về sức khỏe của chứng khoán thế giới do những thông tin bất lợi về bệnh dịch cúm lợn cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng Mỹ, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Giống như phiên trước đó, thị trường bắt đầu ở mức giảm nhẹ nhưng sau đó lại có chiều hướng tăng mạnh và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 321,63 điểm, tăng 5,92 điểm (tương đương tăng 1,88%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 25.687.530 đơn vị, tăng 20,49% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 612,140 tỷ đồng, tăng 19,73% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 164.790 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4,44 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 25.852.320 đơn vị (tăng 17,00% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 616,577 tỷ đồng (tăng 15,75%).

Thị trường Mỹ đêm qua giảm nhẹ bởi nỗi lo về sức khỏe ngành ngân hàng đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam có những phút e dè trong đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa sáng nay. Đây cũng là phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài, nên nhiều nhà đầu tư tranh thủ tất toán tài khoản khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm nhẹ không đáng kể trong bối cảnh xu hướng của thị trường chưa thật sự rõ nét.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,04 điểm, xuống 315,67 điểm (tương đương giảm 0,01%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.418.630 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 118,72 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 71 mã tăng giá, 47 mã đứng giá tham chiếu, 60 mã giảm giá và 3 mã không có giao dịch là BBT, BTC, FPC. Đáng chú ý, trong đó có 16 mã tăng trần và 10 mã giảm sàn.

Bước sang những phút đầu tiên của đợt khớp lệnh liên tục, thị trường lại có dấu hiệu tích cực hơn khi nhiều cổ phiếu lớn như SAM và SSI tăng trần cùng với đó là sự lên điểm của những tên tuổi khác đã giúp chỉ số VN-Index quay đầu đang tăng điểm trở lại

Càng về cuối phiên giao dịch, sức cầu càng tăng mạnh, tập trung vào một loạt các cổ phiếu tài chính, ngân hàng, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, dược phẩm, thực phẩm… đã khiến chỉ số chứng khoán tăng lên mạnh mẽ.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 4,6 điểm, lên 320,31 điểm (tương đương tăng 1,46%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 22.157.610 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 527,62 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 321,63 điểm, tăng 5,92 điểm (tương đương tăng 1,88%) so với phiên trước đó.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 129 mã tăng giá, 23 mã giảm giá, 29 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 58 mã tăng trần, 2 mã giảm sàn là MAFPF1, SDN.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 cổ phiếu tăng giá, 1 cổ phiếu giảm giá, 2 mã đứng giá là VNM, HAG. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã tăng trần là PVD.

Cụ thể, PVD tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), đạt 69.000 đồng. VPL tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,24%), đạt 51.000 đồng. DPM tăng 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,67%), đạt 36.500 đồng. FPT tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,91%), đạt 55.500 đồng. HPG tăng 300 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,75%), đạt 40.300 đồng. VIC tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,25%), đạt 40.000 đồng.

Trong khi đó, HAG và VNM cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 58.000 đồng/cổ phiếu và 85.000 đồng/cổ phiếu. Duy chỉ có mã PVF giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,01%), còn 19.600 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 4,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 16,85% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 21.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (tương đương 3,96%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 38,48% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như BTC, FPC lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay có 5 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là TPC, CAN, UIC, DDM, TNC. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,57% (giảm 800 đồng), mã SDN đóng cửa chỉ còn 16.700 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch chỉ có 580 cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.000 đồng lên mức 103.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 34 nghìn cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã tăng giá, 1 mã giảm kịch sàn. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,17%), đạt 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 1,72%), đạt 5.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng trần 400 đồng (tương đương 4,88%), đạt 8.600 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,70%), chỉ còn 3.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 47 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 917.330 đơn vị, bằng 3,57% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, FPT được họ mua vào nhiều nhất với 129.000 đơn vị, chiếm 22,90% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như HPG (103.000 đơn vị), BCI (84.710 đơn vị), STB (83.210 đơn vị) và SSI (54.050 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VHC (71,87%), DHG (65,83%), IMP (61,41%), HAP (59,49%) và DCL (40,42%).
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

21.000

800

3,96%

4.328.260

SSI

38.000

1.800

4,97%

2.411.830

VST

13.400

600

4,69%

1.191.220

SAM

21.500

1.000

4,88%

1.005.500

HPG

40.300

300

0,75%

948.860

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TPC

8.400

400

5,00%

186.000

CAN

12.600

600

5,00%

75.310

UIC

10.500

500

5,00%

8.860

DDM

10.500

500

5,00%

32.890

TNC

10.500

500

5,00%

167.570

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SDN

16.700

(800)

-4,57%

580

TNA

17.200

(800)

-4,44%

420

KSH

14.000

(500)

-3,45%

560

HSI

11.300

(400)

-3,42%

5.060

BAS

8.600

(300)

-3,37%

1.500

 
* TDH: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền, tỷ lệ 15% 
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm