Nghệ sĩ Việt thắp nén nhang thơm tiễn biệt nhạc sĩ Hoàng Vân

08/02/2018 10:15 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Tang lễ của nhạc sĩ Hoàng Vân được diễn ra vào sáng ngày 8/2 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu). Gia đình, đồng nghiệp nghẹn ngào đưa tiễn người nhạc sĩ đáng kính về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chú thích ảnh
Sáng 8/2, Lễ tang nhạc sĩ Hoàng Vân được tổ chức tại Nhà tang Lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Ảnh: Vnexpress
Chú thích ảnh
Ông qua đời hôm 4/2, hưởng thọ 88 tuổi. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Vợ nhạc sĩ Hoàng Vân là bác sĩ Ngọc Anh. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Nhạc trưởng Lê Phi Phi kìm nén xúc động khi đọc điếu văn. Ảnh: Vnexpress
Chú thích ảnh
Con gái của nhạc sĩ Hoàng Vân - Lê Y Linh - là tiến sĩ âm nhạc, đang định cư tại Pháp. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Vợ cố nhạc sĩ được hai con dìu mẹ lên nhìn cha lần cuối. Ảnh: Vnexpress
Chú thích ảnh
Rất đông bạn bè, gia đình và những người bạn, những ca sĩ đã thành danh với các ca khúc mà nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác đã đến tiễn đưa người nhạc sĩ kính yêu về cõi thiên thu. Nhạc sĩ Phạm Tuyên, 88 tuổi, được con gái Hồng Tuyến đưa đến viếng Hoàng Vân. Ảnh: Vnexpress
Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ nỗi buồn với con gái và gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: Vnexpress
Chú thích ảnh
NSND Trần Hiếu. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
NSND Quang Thọ. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
NSƯT Đăng Dương. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Phó Đức Phương. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Quốc Trung. Ảnh: VOV
Chú thích ảnh
Ca sĩ Thanh Lam và Tùng Dương đến tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Vân. Ảnh: Vietnamnet

Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm 1930, tại Hà Nội trong một gia đình Nho học. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội Thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I), Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312.

Sau năm 1954, ông được gửi đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông là chỉ huy kiêm chỉ đạo nghệ thuật Dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam; tham gia giảng dạy môn Sáng tác và Phối khí tại Nhạc viện Hà Nội.

Học trò ông nhiều người đã thành danh như các nhạc sĩ: An Thuyên, Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang...

Nhạc sĩ Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như: Tin chiến thắng, Chiến thắng Tây Bắc, Chiến thắng Hòa Bình...

Năm 1954, sau khi bài hát nổi tiếng Hò kéo pháo ra đời, sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ.

Trong cuộc đời sáng tác của mình, nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác rất nhiều. Ông là tác giả của ca khúc nổi tiếng như: Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng.

Sau 1975, ông tiếp tục có các sáng tác Bài ca xây dựng, Hát về cây lúa hôm nay, Tình ca Tây Nguyên. Bên cạnh đó, ông còn viết các ca khúc thiếu nhi: Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em, Con chim vành khuyên...

Cùng với sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Vân còn viết nhiều hợp xướng, khí nhạc và phụ trách âm nhạc nhiều bộ phim nổi tiếng như: Con chim vành khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội...

Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

Xúc động trước những hình ảnh cuối cùng của nhạc sĩ Hoàng Vân

Xúc động trước những hình ảnh cuối cùng của nhạc sĩ Hoàng Vân

Ngày 18/1, tức là hơn 2 tuần trước khi qua đời, nhạc sĩ Hoàng Vân đã xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng, khi ông có mặt tại Nhà hát Lớn trong buổi hòa nhạc do con trai mình, nhạc trưởng Lê Phi Phi, chỉ huy

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm