Ngoại hạng Anh: Nơi hội tụ những hậu vệ đắt nhất thế giới

07/08/2019 13:52 GMT+7 | Bóng đá Anh

(lienminhbng.org) - Những chân sút xuất sắc nhất thế giới không có mặt ở Anh và chẳng có gì ngạc nhiên nếu các đội bóng tại Premier League xây dựng đội hình theo xu hướng chú trọng phòng ngự nhằm tạo ra sự cân bằng.

Ngoại hạng Anh mùa 2019-2020: Ngựa ô nào sẽ phá vỡ Big Six?

Ngoại hạng Anh mùa 2019-2020: Ngựa ô nào sẽ phá vỡ Big Six?

Ngoại hạng Anh đã quá quen thuộc với khái niệm “Big Six” (6 đội bóng lớn nhất) nhiều mùa qua gồm Man City, MU, Liverpool, Arsenal, Chelsea và Tottenham. Nhưng “Big Six” hoàn toàn có thể bị phá vỡ mùa tới với sự nổi lên của những đội như Everton, Leicester, West Ham và Wolves.

Tấn công ở châu Âu

Danh hiệu Chiếc giày vàng châu Âu mùa giải 2018/19 một lần nữa thuộc về Lionel Messi của Barcelona sau khi tiền đạo người Argentina ghi được 36 bàn. Thành tích này giúp anh vượt qua Kylian Mbappe của Paris St Germain với 33 bàn, Fabio Qualiarella của Sampdoria với 26 bàn hay Duvan Zapata của Atalanta với 23 bàn…

Để so sánh, vua phá lưới của Premier League chỉ ghi được 22 bàn và chia đều cho Pierre-Emerick Aubameyang của Arsenal, Sadio Mane và Mohamed Salah của Liverpool. Thực ra thì ngay cả khi đã ghi được 32 bàn ở mùa giải 2017/18, Salah cũng không vượt qua được Messi trong cuộc đua giành Chiếc giày vàng châu Âu.

Thậm chí, với 22 bàn, thành tích mà Aubameyang, Mane và Salah đạt được còn kém xa nhiều chân sút khác ở châu Âu nếu không tính hệ số 2,0 cho 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu và 1,5 cho các giải khác. Cụ thể hơn, sau Messi và Mbappe, Luuk de Jong của PSV Eindhoven và Dusan Tadic của Ajax cũng ghi được 28 bàn ở giải vô địch Hà Lan; Liliu của Nomme Kalju ghi được 31 bàn ở giải vô địch Estonia; Zakaria Beglarishvili của Flora Tallinn ghi được 30 bàn ở giải vô địch Estonia hay Mbaye Diagne của Kasimpasa/Galatasaray ghi được 30 bàn ở giải vô địch Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu, chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các chân sút khi Messi có tới 36 bàn, Mbappe là 33 bàn, trong khi Quagliarella chỉ là 26 bàn, Zapata là 23 bàn và sau mới là một hàng dài cầu thủ ghi được 22 bàn như Robert Lewandowski (Bayern Munich), Nicolas Pepe (Lille), Krysztof Piatek (Genoa/Milan), bên cạnh những Mane, Salah và Aubameyang của Premier League.

Chú thích ảnh
Chỉ trong một năm rưỡi, kỷ lục về hậu vệ đắt giá nhất thế giới của Van Dijk đã bị Maguire
phá vỡ

Chưa hết, nếu tính cả giải vô địch quốc gia và các giải châu Âu ở mùa bóng 2018/19, trong khi Messi ghi được tổng cộng 51 bàn, chân sút xuất sắc nhất của Premier League là Sergio Aguero của Man City cũng chỉ có 32 bàn, đứng sau cả Lewandowski, Mbappe hay Tadic.

Không có gì ngạc nhiên nếu các đội bóng tại Premier League chú trọng phòng ngự đến vậy, như thể họ cần tạo ra một đối trọng cần thiết mỗi khi ra Champions League hay Europa League thi đấu. Chẳng gì thì trung vệ Virgil van Dijk cũng là nguồn cảm hứng giúp Liverpool vô địch Champions League, giành được số điểm kỉ lục của CLB tại Premier League và được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất Premier League mùa giải trước.

Bên cạnh đó, việc người Anh đầu tư mạnh vào các hậu vệ là vì hiệu suất ghi bàn tại Premier League cao nhất trong 5 giải vô địch hàng đầu châu Âu, với 1.072 bàn ở mùa giải 2018/19.

Premier League phòng ngự

Tuy vậy thì trước khi Van Dijk tỏa sáng ở Liverpool, các đội bóng tại Premier League cũng đã có hướng chi mạnh vào hàng thủ. Theo TransferMarkt, trong số 10 hậu vệ đắt nhất thế giới, 8 cầu thủ đang thi đấu ở Premier League. Trong số 8 người này, 6 chơi cho MU hoặc Man City. Cái tên còn lại không ai khác là Van Dijk, người được xem là hậu vệ đắt nhất thế giới tính đến trước mùa giải này và David Luiz khi anh từ Chelsea đến PSG.

Như đã biết, Van Dijk đến Anfield vào tháng 1/2018 sau khi Liverpool đồng ý trả cho Southampton khoản phí có thể lên đến hơn 94 triệu USD.

Vào thời điểm đó, vụ chuyển nhượng Van Dijk khiến Premier League, thậm chí là châu Âu, sửng sốt, trước lúc tất cả nhận ra rằng, “đắt xắt ra miếng” qua thành tích mà Liverpool đạt được chỉ trong hơn 1 năm qua.

Sau cùng thì nếu muốn thấy rõ hơn, trường hợp của Man City là một ví dụ. Đội chủ sân Etihad đã đưa về trung vệ John Stones với giá 62,1 triệu USD ở mùa giải 2016/17. Sang mùa giải sau lại là một trung vệ khác, Aymeric Laporte (72,6 triệu USD), và hậu vệ phải Kyle Walker (58,9 triệu USD). Thế mới nói, Pep Guardiola dù ưa thích bóng đá tấn công đến đâu, điều ông phải làm trước tiên vẫn là giữ sạch mành lưới và một hàng thủ mạnh sẽ giúp ông thực hiện điều đó. Nhờ vậy, Stones, Laporte và Walker đều đóng vai trò quan trọng trong chức vô địch Premier League mà Man City bảo vệ thành công ở mùa giải 2018/19.

Và nhờ đó, Ole Gunnar Solskjaer có lí do để gây sức ép lên ban lãnh đạo MU trong kế hoạch tái thiết lực lượng nhằm tránh đi vào vết xe đổ của Jose Mourinho. HLV người Bồ Đào Nha đã bị sa thải ở mùa bóng vừa qua khi MU sa sút, đặc biệt là hàng thủ, và nay, ở vị trí thay thế, Solskjaer đã xem các hậu vệ là ưu tiên của ông trong mùa hè này. Aaron Wan-Bissaka đến từ Crystal Palace với giá 61,5 triệu USD, trước khi MU biến Harry Maguire trở thành hậu vệ đắt nhất thế giới sau vụ chuyển nhượng trị giá 97 triệu USD từ Leicester sang. Điều khó tin là chỉ 5 năm trước, Maguire từ Hull đến Sheffield United chỉ có giá vỏn vẹn 3 triệu USD.

Liệu cục diện của Big 6 có thay đổi vì thị trường chuyển nhượng trong hè hay không, đừng quên câu nói rằng, tiền đạo mang lại những trận thắng, hậu vệ mang lại những danh hiệu.

Top 10 hậu vệ đắt nhất thế giới

Harry Maguire (MU): 85 triệu bảng

Virgil Van Djik (Liverpool): 75 triệu bảng

Lucas Hernandez (Bayern Munich): 70 triệu bảng

Matthijs de Ligt (Juventus): 67,5 triệu bảng

Aymeric Laporte (Man City): 57 triệu bảng

Benjamin Mendy (Man City): 52 triệu bảng

Kyle Walker (Man City): 50 triệu bảng

Aaron Wan-Bissaka (MU): 50 triệu bảng

David Luiz (Chelsea tới PSG): 50 triệu bảng

John Stones (Man City): 47,5 triệu bảng

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm