Người quan sát: Vừa chạy vừa xếp hàng

14/01/2022 08:13 GMT+7 | V-League

(lienminhbng.org) - V-League 2022 sẽ khởi tranh từ 19/2 tới đây, với lịch thi đấu ấn định đầy đủ 26 vòng đấu như truyền thống. Đây không được cho là một lựa chọn hay giải pháp thông minh, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở rất nhiều địa phương.

Kiatisuk muốn sang J-League nhưng vẫn quyết vô địch V-League

Kiatisuk muốn sang J-League nhưng vẫn quyết vô địch V-League

Theo chia sẻ của trang Thai Rath (Thái Lan) mới đây, HLV trưởng Hoàng Anh Gia Lai Kiatisuk có tham vọng dẫn dắt một đội bóng đang thi đấu tại J-League 1 (Nhật Bản). "Hợp đồng của HLV Kiatisuk với Hoàng Anh Gia Lai sẽ kết thúc vào ngày 30/11/2022. Sau khi hết hợp đồng, anh có tham vọng dẫn dắt một đội bóng tại giải J-League của Nhật Bản", Thai Rath viết.

Lấy ví dụ gần nhất và dễ hiểu nhất khi Cúp Hoàng đế Quang Trung 2022 được "phục chế", cho đến 24 giờ trước khi bóng lăn, kế hoạch không mở cửa đón khán giả vẫn được bảo lưu. Nó liên quan đến vấn đề dịch tễ của địa phương. Tất cả các đội bóng và thành viên BTC phải thực hiện quy chế "bong bóng Covid", và cứ 3 ngày lại xét nghiệm một lần.

Sáng 5/1 (cùng ngày khai mạc), tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn mới ra thông báo cho phép hàng quán hoạt động trở lại và phải đóng cửa trước 21h, lúc này BTC giải mới quyết định phát hành một số lượng vé nhất định, tương đương với 15% sức chứa của sân Quy Nhơn và người vào sân được yêu cầu tuân thủ quy tắc 5K. Ơn giời, chỉ có một đôi ca nhiễm nhỏ lẻ ở 2 đội bóng là HAGL và B.Bình Dương.

Cúp Hoàng đế Quang Trung diễn ra suôn sẻ, nhưng với HAGL và các đối tác đã không thể hoàn thành giải tập huấn ở Pleiku ngay sau đó, bởi CDC Gia Lai và lãnh đạo tỉnh này không thông qua, vì những nghi ngại liên quan đến Covid-19. Trước đó, giải đấu tương tự cũng đã bị hủy ở Bà Rịa - Vũng Tàu...

Dài dòng như thế để thấy rằng, các vấn đề liên quan đến dịch bệnh và con người, vẫn phải được ưu tiên, trước khi chúng ta có thể thực hiện những kế hoạch khác, liên quan đến tập trung đông người. Tùy vào tình hình thực tế của địa phương mà các hoạt động bóng đá, các trận đấu có thể diễn ra hoặc không. VFF hay VPF không thể can thiệp vào việc này, bởi bóng đá chính là đám đông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm.

Tất nhiên, có thể dễ mường tượng các trận đấu đầu tiên của mùa giải 2022 sẽ diễn ra trên sân không có khán giải. Nhưng việc di chuyển giữa các địa phương, sẽ chống lại quy tắc bong bóng. Những bài học ở mùa giải 2021 vẫn còn chưa ráo mực đấy thôi, khi nhà tổ chức và các CLB chuyên đã phải đi đến thống nhất hủy toàn bộ kết quả.

bóng đá Việt Nam, V-League 2022, lịch thi đấu V-League 2022, HAGL, Kiatisuk, bầu Đức, SLNA, Quế Ngọc Hải, Trọng Hoàng, Hà Nội FC, Quang Hải, VFF, VPF
Cúp Hoàng đế Quang Trung 2022 thành công cả về chuyên môn lẫn công tác tổ chức trong mùa dịch. Ảnh: Trần Hữu Đồng

Cứ cho rằng BTC giữ nguyên thể thức thi đấu 2 lượt đi và về, với 13 CLB ở V-League và hơn chục đội giải hạng Nhất, thì tại sao chúng ta không thi đấu theo cụm, ở một số tổ hợp sân, mà quãng đường di chuyển không quá 200km, ví như tại Hà Nội và các vùng phụ cận có sân bóng đạt chuẩn. Giai đoạn 1 thi đấu ở Hà Nội, giai đoạn 2 chuyển vào Đà Nẵng hay TP.HCM. Như thế, không những tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, mà nhịp đập của bóng đá nội vẫn được đảm bảo. Và quan trọng hơn, các quy định về phòng chống dịch được bảo lưu trong quy tắc bong bóng.

Năm 2022, các ĐTQG có nhiều kế hoạch quan trọng và những người làm bóng đá không thể hủy hoãn như những gì đã diễn ra trong năm 2021 được. Khoan nói về việc thất thoát tài chính, mà cơ thể của nền bóng đá phải đảm bảo khỏe mạnh, thì đầu ra là các ĐTQG mới hy vọng bay cao được.

Luôn có những giải pháp và phương án để làm sao giảm thiểu thiệt hại nhất, thay vì cố đấm ăn xôi và chơi trò mạo hiểm, như cách ấn định lịch thi đấu đi và về, 26 lượt trận kéo dài lê thê, và việc di chuyển chéo từ các vùng dịch qua vùng xanh..., tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có quyền ra phán quyết, với sự đồng thuận của đa số, cùng Thường trực VFF thông qua, nhưng nên nhớ, mọi cuộc chơi thuộc về các đội bóng, chứ không phải BTC hay các VFF. Thật nghịch lý khi người bỏ tiền (CLB), lại không thể quyết cuộc chơi của mình, mà quyết định ấy lại trao cho những người không bỏ tiền làm bóng đá.

Đúng là bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam, vắt qua tuổi 23, vẫn vừa chạy vừa xếp hàng.

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm