Nguyên nhân khiến nước ta lạnh kỷ lục sau 40 năm

26/01/2016 16:06 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Năm 2016, giông, tố, lốc và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang chờ đợi. Đáng nói, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ngày một khắc nghiệt hơn: mưa nhiều hơn, hạn khốc liệt hơn, nóng khủng khiếp hơn, lạnh sâu hơn… Đó là khẳng định của ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia khi trao đổi với báo giới.

Theo chuyên gia Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tất cả các đợt lạnh ở Việt Nam là khối áp cao Sebirea (Nga) lấn xuống. Ba điều kiện chính gây ra đợt lạnh kỷ lục 40 năm ở miền Bắc nước ta là: Thứ nhất, vùng áp cao gần eo biển Bering hoạt động rất sâu; thứ hai, áp cao Seberia hoạt động với cường độ mạnh kỷ lục; thứ ba, không khí trên cao có rãnh thấp ở phần đông lục địa châu Á xuống rất sâu tạo điều kiện cho khối không khí lạnh từ Sebirea xâm nhập xuống Trung Quốc và xâm nhập tới Việt Nam.


Nhiều diện tích trồng rau màu của nông dân Sa Pa ngập chìm trong tuyết. Ảnh: Quỳnh Trang – TTXVN

Hiện tượng lạnh bất thường này có chịu ảnh hưởng của El Nino. El Nino như vẫn hiểu là mưa ít, nhiệt độ cao. Năm 2015 vừa rồi, El Nino đã thể hiện qua nhiệt độ và lượng mưa như mọi người chứng kiến. Tuy nhiên, El Nino cũng đi liền với những hiện tượng thời tiết đột biến. Ngoài giá lạnh miền Bắc những ngày này, năm 2015 cũng chứng kiến hiện tượng thời tiết đột biến là mưa lụt lịch sử ở Quảng Ninh.

Trong giá rét băng giá và mưa tuyết: Dân phượt không ích kỷ

Trong giá rét băng giá và mưa tuyết: Dân phượt không ích kỷ

Không phải lần đầu những cuộc tranh cãi về cách ứng xử của “dân phượt” lại rộ lên khi tuyết bắt đầu phủ kín các vùng cao phía Bắc.




Đáng nói, những hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ diễn ra ngày một khắc nghiệt hơn: mưa nhiều hơn, hạn khốc liệt hơn, nóng khủng khiếp hơn, lạnh sâu hơn…

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, rét đậm còn có thể kéo dài tới 4/2, nhiều nơi tiếp tục có băng tuyết. Đợt Tết Nguyên Đán tới đây khó rét đậm như đợt này mà chỉ rét vừa và rét đậm ở vùng núi.

P. M

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm