03/09/2013 12:09 GMT+7 | Văn hoá
>>> Chuyên đề: Mổ xẻ & Khai thông phê bình âm nhạc
(lienminhbng.org) - Khi đăng tải loạt bài Mổ xẻ & Khai thông phê bình âm nhạc, TT&VH nhận được bài tham gia cùng chủ đề của nhạc sĩ Trần Minh Phi - một cây bút phê bình âm nhạc của TP.HCM đã từng tuyên bố “gác bút”. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.
Dường như thuật ngữ phê bình âm nhạc (PBAN) chỉ còn như ông đồ ngày xưa. Và bây giờ thay thế cho PBAN là những khái niệm PBAN… mới. Có một câu hỏi, nhà phê bình âm nhạc: Hồn ở đâu bây giờ? Chân dung của họ đây:
“Phê bình” bầy đàn của đám đông
Đây là sản phẩm của fan và mạng xã hội.
Các fan và mạng XH hầu như nắm quyền sinh sát việc giọng ca hoặc bài hát đó có hay không có giá trị, có được tồn tại và vinh danh trong đời sống âm nhạc đương đại này không. Vì lẽ số đông đó là nguồn tiếp thị và điều tra khả năng đầu tư và kinh doanh cho thương mại âm nhạc. Một giọng ca, bài hát mà có nhiều fan và gây hot trên mạng XH là coi như con gà đẻ trứng vàng cho các bầu sô, các sân chơi âm nhạc cùng các hình thức ăn theo như nhạc chuông, nhạc chờ… Còn không? Ca sĩ hết thời, nhạc sĩ về vườn!
Chỉ cần một tiếng nói của nhà PBAN dám đi ngược lại quan niệm của số đông là coi như bài phê bình nhận định của họ bị ném đá hoặc vứt vào thùng rác vì nó bị coi là lạc điệu, xa rời... cuộc sống, không thức thời. Thế là những nhà PBAN không còn đất sống, hoặc họ còn sống mà đã đánh rơi tâm hồn.
Tiếc một điều đám đông đó là một đám đông ô hợp, mức dân trí và thị hiếu đa phần thấp kém. Chứ đừng nói gì một trình độ kiến thức về nghệ thuật và mỹ học nhất định. Đám đông phê bình theo kiểu “bầy đàn” này chưa bao giờ đứng trên cái nền học thuật mà phê bình. Chỗ đứng của nó được đặt trên sự cảm tính, chuộng xa hoa hình thức và nhất là a dua.
Chưa kể , đám đông còn bị ru ngủ bởi sự mua chuộc của của các “sao”, trở thành một tín đồ rồi bị lợi dụng để làm bình phong và bệ phóng cho các “sao” này bay đến các mỏ vàng phù hoa, nhung lụa, nơi không có chút gì bóng dáng nghệ thuật chân chính.
Kiểu phê bình bầy đàn này đã giết chết sự thật và nghệ thuật. Giết chết cả tri thức và lương tâm nghệ sĩ. Họ chỉ cần có đám đông của mình, thế là minh chứng: tôi có tài năng!
Kiểu phê bình này cũng bóp chết luôn phê bình hàn lâm - nghĩa là một nhà phê bình thực thụ đứng trên cơ sở trí tuệ và chân lý nghệ thuật.
Chỉ cần một tiếng nói của nhà PBAN này mà dám đi ngược lại quan niệm của số đông là coi như bài phê bình nhận định của họ bị ném đá hoặc vứt vào thùng rác vì nó bị coi là lạc điệu, xa rời… cuộc sống, không thức thời.
Thế là những nhà PBAN không còn đất sống, hoặc họ còn sống mà đã đánh rơi tâm hồn.
Phê bình của diễn xuất
Game show thực chất là sân chơi. Sân chơi thực chất là nghiệp dư, phong trào và trên hết là nơi... kiếm tiền!
Cho nên các vị giám khảo đáng kính đóng vai trò bình luận, đánh giá chất lượng nghệ thuật của ca, nhạc sĩ trong các game show này tuy có vài người là có nghề, có kiến thức, có chuyên môn nhất định nhưng có mấy ai nói được đúng cái tâm của mình đâu. Họ chỉ là người phát ngôn, là cái micro của nhà đầu tư, nhà tổ chức, phát ngôn có khi theo kịch bản đậm tính câu khách vì mục đích câu view để thu hút quảng cáo.
Sự tác hại của định hướng thẩm mỹ và nghệ thuật mang tính vô thưởng vô phạt này khiến hàng triệu người theo dõi càng thêm ngộ nhận về các giá trị đàng hoàng tử tế của nghệ thuật.
Chuyên đề "Mổ xẻ và Khai thông phê bình âm nhạc"
Chưa kể vài kiểu phê bình diễn xuất này của các vị giám khảo thực chất là tạo hot, tạo tiếng cười như tấu hài để chiều chuộng người khác và PR cho công việc làm ăn sau này của mình chứ chẳng phê hay bình cái nào cho thật trí tuệ và nghiêm túc mang tính định hướng nghệ thuật.
Nhà PBAN chân chính càng mau chết trong các game show này! Được mời họ nhiều khi phải bán linh hồn của mình. Còn không thì về nhà.
Phê bình “trà chanh”
Đây là phê bình của những cây bút văn hóa văn nghệ của một số báo lá cải và mạng xã hội rẻ tiền.
Nhưng sự định hướng của nó cũng rất khủng khiếp vì sự vuốt ve và tôn vinh vô tội vạ các danh xưng khiến các nghệ sĩ sống trong hoang tưởng và ngỡ mình đang trên đỉnh nghệ thuật. Và các fan càng coi đó như một chứng chỉ uy tín cho thần tượng của mình.
Thực chất các bài đánh giá ca, nhạc sĩ, các live show, các sản phẩm âm nhạc mới chẳng khác gì kiểu chém gió trà chanh vỉa hè. Kiến thức chuyên môn đã ít mà bình luận cũng theo kiểu… bầy đàn, cảm tính và nhất là không có cái tư chất quan trọng nhất của phê bình: Trung thực và dũng cảm.
Nhà PBAN rất lạc loài nơi đây và còn bị xem là sự ngăn trở và dìm đời sống âm nhạc và showbiz xuống đất. Họ đã và sẽ bị tẩy chay vì có thể làm thiệt túi tiền của các đại gia showbiz đang thao túng một số khá lớn các báo lá cải và mạng xã hội.
Nhạc sĩ Trần Minh Phi tốt nghiệp Quản lý kinh tế và Lý luận điện ảnh, nhưng anh lại bén duyên với âm nhạc. Ngoài những bài báo phê bình khá sắc sảo, đông đảo công chúng biết đến anh qua những ca khúc như: Hôn môi xa, Góc phố dịu dàng, Sông Ngân êm đềm, Cổ tích chuyện tình, Email tình yêu... Anh từng đoạt giải Làn sóng xanh các năm 2001, 2002; giải VTV Bài hát tôi yêu (2002) với ca khúc Phiêu du. |
Bài 4: Công chúng âm nhạc - Phao cứu sinh và lực cản
Trần Minh Phi
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất