Nhạc nhảm, 'nhạc rác' gây bức xúc, xử lý thế nào?

08/10/2021 07:14 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Những ca khúc có nội dung phản cảm, ca từ "tục tĩu" hay còn gọi là "nhạc rác" vốn không mới trên không gian mạng nhiều năm qua. Nhưng những ngày gần đây, vấn nạn này một lần nữa khiến dư luận "dậy sóng".

Nhạc thị trường "làm thịt" trẻ con

Nhạc thị trường "làm thịt" trẻ con

Một ca sĩ, nhóm nhạc mới muốn có tên trong làng nhạc thị trường ắt phải có chiêu trò gì đó để gây chú ý, rất có thể chẳng liên quan gì đến âm nhạc. Một trong những chiêu mới là giảm mạnh tuổi ca sĩ.

Những ca khúc rác trong thời gian qua được nhắc đến là Censored từ rapper Chị Cả - tên thật là Đinh Thanh Tùng, sinh năm 1994, thí sinh của cuộc thi King Of Rap và là gương mặt có tiếng trong cộng đồng nhạc hip-hop/underground.

Censored với nội dung "biến thái" về mối quan hệ bố chồng - con dâu, sử dụng nhiều ca từ dung tục, phản cảm và còn được gắn hastag: mua cho con chiếc còng tay.

Gương mặt thứ 2 được "điểm tên" trước đó là rapper Rhymastic (Vũ Đức Thiện, sinh năm 1991, từng ngồi ghế giám khảo chương trình Rap Việt) với bài hát Tượng.

Được biết bài hát ra đời như là cuộc "khẩu chiến" giữa rapper Rhymastic và rapper Torai9. Ca khúc này xuất hiện trên youtube cách đây gần đúng một năm, hiện đã có hơn 6 triệu lượt xem.

rap có ca từ phản cảm, rap có phải là rác, rác của rap, ca từ phản cảm của rap, ca khúc có nội dung phản cảm, ca khúc phản cảm, rap có phản cảm, rap phản cảm, phản cảm
Ca từ trong Tượng của Rhymastic

Trong khi đó, MV Lái máy bay của Bình Gold đã ra mắt được 2 năm, đang thu về hơn 12 triệu view cũng được liệt vào những loạt ca khúc phản cảm.

Và nếu như Lái máy bay với những ca từ như "Anh xin tình nguyện thế một chỗ để em sử dụng free mỗi đêm, Em có muốn "test" không thì để anh dẫn về/ Và thằng con trai em sẽ gọi anh là bố/ Đâu phải ai cũng may mắn ăn đc "cả lô lẫn đề..." thì một số sản phẩm khác của Bình Gold, ngay từ tên gọi đã không "chuẩn mực" như: Ông bà già tao lo hết, Ngáo ngơ hết ngày, Quan hệ rộng....

Tiếp đến là ca ca khúc Cắm sừng ai đừng cắm sừng em của Phí Phương Anh. Sản phẩm này mới ra mắt đầu năm 2021 và cũng thu về khoảng 6 triệu lượt view ở thời điểm hiện tại.

rap có ca từ phản cảm, rap có phải là rác, rác của rap, ca từ phản cảm của rap, ca khúc có nội dung phản cảm, ca khúc phản cảm, rap có phản cảm, rap phản cảm, phản cảm
MV của Phí Phương Anh

Gần đây nhất, trong dự án Trạm cảm xúc của 1989s Entertainment, hai sản phẩm nổi bật dán nhãn 18+ được nhắc đến nhiều nhất cũng vì nội dung và ca từ nhạy cảm chính là MV Mẩy thật mẩy của Big Daddy và Hâm nóng của Emily.

Đến thời điểm hiện tại, trong số những ca khúc đã và chưa thống kê vào danh sách những "ca khúc rác", có ba sản phẩm chính thức đã bị gỡ bỏ trên youtube và chỉ còn lại các bản remix là 2 MV của vợ chồng Big Daddy và Emily, Censored của Chị Cả.

Hầu hết, các chủ thể trước và sau khi chủ động gỡ bài cũng đều đã lên tiếng "thanh minh" cho các sản phẩm của mình như Big Daddy, Rhymastic và Chị Cả.

Trước hết, ai cũng "nhân danh" làm nghệ thuật, vì nghệ thuật. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận sản phẩm của mình là không phù hợp với số đông nên việc lan truyền rộng rãi là điều phải xem lại.

rap có ca từ phản cảm, rap có phải là rác, rác của rap, ca từ phản cảm của rap, ca khúc có nội dung phản cảm, ca khúc phản cảm, rap có phản cảm, rap phản cảm, phản cảm
Phần trình bày của Rhymastic nhưng sau đó anh cũng đã xóa thông tin này đi vì nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ đây

Thực tế, trước khi bị phản ánh về nội dung ca từ, các sản phẩm trên vẫn được đón nhận. Và kể cả khi bị phản ánh, vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau từ cộng đồng người xem. 

rap có ca từ phản cảm, rap có phải là rác, rác của rap, ca từ phản cảm của rap, ca khúc có nội dung phản cảm, ca khúc phản cảm, rap có phản cảm, rap phản cảm, phản cảm
Thậm chí khán giả còn nhắc đến tên của một rapper khác để đưa ra nhận định đâu mới là rác

Nhưng đây không phải là lần đầu những sản phẩm âm nhạc bị cho là độc hại từ ca từ được nhắc đến trên không gian mạng.

Còn nhớ năm 2014, sự kiện MV Phiếu bé ngoan của Yanbi và Mr.T lên sóng và bị "tuýt còi" vì ca từ được báo Thể thao & Văn hóa phản ánh với chuyên đề Sốc vì "rác" ca từ đã cho thấy nhạc "rác" đã xuất hiện trong đời sống âm nhạc từ lâu.

Tuy nhiên, sự trở lại lần này của "nhạc rác" lại chủ yếu được phản ánh ở thể loại rap - một dòng nhạc đang được xem là có sự chuyển biến tích cực và lên ngôi mạnh mẽ vào thời điểm 2020 trở lại đây.

Và nếu như ở thời điểm 2014, khi Yanbi và Mr.T đã nhận hình thức xử phạt hành chính, gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm vi phạm nhưng lại chưa bị cấm diễn thì hiện nay, việc bùng nổ hàng loạt mạng xã hội đã trở thành nhiều sân khấu mà ai cũng có thể "đứng lên" trình diễn thì sẽ thật khó kiểm soát với các sản phẩm như trên.

Đặc biệt, ở hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, việc sử dụng mạng được xem là sự lựa chọn tối ưu với hầu hết mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ, nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những dòng văn hóa phẩm này cũng là điều khó lường trước được. 

rap có ca từ phản cảm, rap có phải là rác, rác của rap, ca từ phản cảm của rap, ca khúc có nội dung phản cảm, ca khúc phản cảm, rap có phản cảm, rap phản cảm, phản cảm
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cảm thấy sốc vì bản rap của Chị Cả

Trong khi nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất lo lắng nếu con mình vô tình tiếp xúc với thể loại nhạc này thì các nghệ sĩ trong làng nhạc đã bắt đầu lên tiếng về sự việc trên như nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, NSƯT Tấn Minh, ca sĩ Akira Phan.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho hay, anh ủng hộ cái mới, sáng tạo và văn minh nên anh sẽ phê phán cái tồi tệ phản cảm, vì anh làm nghệ thuật, anh yêu vẻ đẹp của nghệ thuật. NSƯT Tấn Minh nhận định trên VTV là "Quá tồi tệ, ảnh hưởng sâu sắc đến một thế hệ mới. Đến bản thân chúng ta còn không nghe được, những lời phản cảm. Những lời hát đó còn không bao giờ được phát ngôn bởi những người bình thường chúng ta nói chuyện với nhau ở quán cà phê".

Trao đổi với báo Thể thao & Văn hóa, Chánh thanh tra Bộ VH,TT&DL ông Phạm Cao Thái cho biết, hiện Bộ cũng đã nắm được phản ánh của báo chí truyền thông về sự việc trên.

Cục phó Cục Nghệ thuật biển diễn Bộ VH,TT-DL, ông Lê Minh Tuấn thông tin cho Thể thao & Văn hóa rằng, hiện Cục đã gửi các văn bản đến các đơn vị có liên quan để phối hợp xử lý sự việc trên.

Cụ thể, ngoài văn bản gửi đến Thanh tra Bộ, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã gửi văn bản đến Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp xử lý các kênh youtube, các nền tảng mạng xã hội theo quy định pháp luật về cung cấp nội dung trên môi trường internet. Các văn bản đề nghị xử phạt dựa trên Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Chú thích ảnh

Theo nghị định này, mức phạt cao nhất với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình “xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo” là 50 triệu đồng, và “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” là 40 triệu đồng.

Ông Lê Minh Tuấn đánh giá, thời gian gần đây, nhạc rap được công chúng hưởng ứng, mang đến sự phong phú cho đời sống văn hóa nghệ thuật. "Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm có nội dung tốt lại có những sản phẩm nội dung tiêu cực, phản cảm, vi phạm pháp luật. Chính vì thế, “về lâu dài, cần có những chính sách, chế tài quản lý rõ ràng và nghiêm minh hơn, bên cạnh việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn, sáng tác, sản xuất những sản phẩm có nội dung tốt trên mạng xã hội” – ông Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Tuấn, quản lý những sản phẩm nghệ thuật biểu diễn trên mạng cũng sẽ là nội dung chính của luật Nghệ thuật biểu diễn đang có trong kế hoạch xây dựng của Bộ VH,TT-DL thời gian tới. Ngoài ra, trong bộ quy tắc của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà đơn vị này đang chủ trì xây dựng, có nội dung về việc không sáng tác, sản xuất sản phẩm có nội dung vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. Nếu có vi phạm, sẽ áp dụng với những quy định pháp luật hiện hành đề xử lý.

TT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm