Nhật Bản cấm quấy rối nơi công sở, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội của nữ giới

08/03/2019 14:04 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Ngày 8/3, Nội các Nhật Bản đã thông qua một loạt dự luật sửa đổi, trong đó cấm mọi hình thức quấy rối ở nơi làm việc và yêu cầu các công ty ngăn chặn tình trạng lạm dụng chức quyền hoặc ức hiếp, bắt nạt.

Chính phủ Pháp công bố kế hoạch chống quấy rối trên mạng

Chính phủ Pháp công bố kế hoạch chống quấy rối trên mạng

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, ngày 14/2, Chính phủ Pháp đã công bố một kế hoạch hành động chống lại nạn quấy rối trên mạng, trong đó bao gồm sự bắt buộc loại bỏ nội dung thù địch ra khỏi các nền tảng Internet và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này.

Theo hãng tin Kyodo, gói dự luật trên quy định mọi hành vi quấy rối của những người lợi dụng chức vụ cao hơn nơi công sở sẽ bị coi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, dự luật không đặt ra khung hình phạt đối với những người vi phạm.

Chú thích ảnh
Chính phủ Nhật Bản sẽ yêu cầu các công ty vừa và nhỏ, có quy mô từ 100-300 nhân viên, đặt ra một loạt mục tiêu để thúc đẩy vai trò của phụ nữ lên các vị trí cao hơn. Ảnh: Minh họa

Những quy định mới cũng sẽ cấm các công ty có hành vi đối xử không công bằng đối với những lao động trình báo việc họ là nạn nhân của quấy rối tình dục. Ngoài ra, các công ty có nhân viên quấy rối tình dục một nhân viên của công ty khác sẽ buộc phải hợp tác trong tiến trình điều tra khi được yêu cầu.

Để thúc đẩy sự tiến bộ xã hội của phụ nữ, Chính phủ Nhật Bản sẽ yêu cầu các công ty vừa và nhỏ, có quy mô từ 100-300 nhân viên, đặt ra một loạt mục tiêu để thúc đẩy vai trò của phụ nữ lên các vị trí cao hơn. Trước đây, chỉ có những công ty quy mô lớn mới bị buộc phải đặt ra các mục tiêu như vậy.

Ngoài ra, các công ty lớn cũng sẽ bị yêu cầu công khai các thông tin như tỷ lệ nữ giám đốc điều hành trong đội ngũ nhân viên, cũng như số lao động nữ hoặc nam đã nghỉ việc ở nhà chăm sóc con cái. Chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ công bố danh sách các công ty không tuân thủ các quy định này.

Nếu được Quốc hội thông qua trong nhiệm kỳ hiện tại, dự luật trên sẽ có hiệu lực sớm nhất là từ tài khóa 2020 tới.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm