Mỹ mới đây hứa hỗ trợ Philippines bảo đảm an ninh biển, nhấn mạnh giải pháp cộng tác và đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc.Tuy nhiên, Manila và Washington cũng nhất trí rằng, lực lượng quân sự hai nước phải sẵn sàng ứng phó bất kỳ biến cố nào.Sự đảm bảo của Mỹ được thể hiện trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp hồi đầu tuần giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cùng Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin.Lời hứa hỗ trợ của Mỹ gồm những hoạt động nhằm chặn đứng sự tàn phá các rạn san hô, tình trạng săn bắt trái phép các loài sinh vật biển quý hiếm… Mỹ đưa ra tuyên bố này sau khi Philippines và Trung Quốc, cụ thể là tàu thuyền hai nước, đối đầu tại bãi đá ngầm Scarborough.Trong tuyên bố chung, Philippines và Mỹ “tái khẳng định mối quan tâm chung trong việc duy trì tự do hàng hải, thương mại hợp pháp không bị cản trở, quá cảnh người qua biển và tán thành giải pháp dựa trên luật lệ trong việc giải quyết các quyền yêu sách khu vực biển thông qua các tiến trình hòa bình, cộng tác, đa phương và ngoại giao, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, bao gồm những điều được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”.
Mỹ sẽ can thiệp nếu súng nổ ở khu vực tranh chấp?
Philippines và Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước Quốc phòng tương hỗ (MDT) hai bên ký năm 1951. Tuy nhiên, hai nước này kín tiếng về việc liệu MDT có bao gồm việc Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ đồng minh của mình trong trường hợp giao tranh nổ ra ở khu vực Scarborough.Gần đây, Trung Quốc leo thang tranh chấp với Philippines về bãi đá ngầm Scarborough - khu vực Manila luôn khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của mình. Bắc Kinh tuyên bố toàn bộ vùng biển của Philippines là của Trung Quốc.Sự cố bắt đầu ngày 10-4, khi các tàu Trung Quốc ngăn cản thủy thủ đoàn soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines bắt giữ những người Trung Quốc trên tám thuyền cá. Vài ngày sau đó, những người này trốn thoát cùng với hải sản khai thác trái phép, gồm san hô quý hiếm, trai khổng lồ và cá mập sống.Trong tuyên bố chung, Philippines và Mỹ nhất trí rằng, lực lượng quân sự của hai nước phải chuẩn bị để nhanh chóng ứng phó một cách có hiệu quả đối với bất kỳ biến cố nào có thể xảy ra trong khu vực.Hai nước cũng đồng ý cùng tìm hiểu biện pháp cải thiện khả năng quốc phòng của Philippines, hợp tác xây dựng năng lực an ninh biển của Philippines, trong đó có việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực biển của nước này.“Để đạt được mục tiêu này, Mỹ dự định chuyển giao tuần dương hạm thứ hai cho Philippines trong năm nay”, tuyên bố chung viết.Tại buổi họp báo sau cuộc họp kéo dài 80 phút, Ngoại trưởng Mỹ Clinton này tỏ mối quan tâm sâu sắc tới các sự kiện xung quanh bãi đá ngầm Scarborough. “Chúng tôi phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của họ. Chúng tôi sẽ duy trì tiếp xúc gần gũi với đồng minh Philippines”, bà nói.Bà Clinton tuyên bố Mỹ muốn Philippines gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đang được 9 nước đàm phán, gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Bà nói chính quyền Obama đã chuyển tới Quốc hội Mỹ mong muốn của chính quyền Aquino rằng, Mỹ sẽ miễn phí nhập khẩu đối với hàng dệt may Philippines.Trước khi rời Manila sang Mỹ dự cuộc họp 2+2 đầu tiên giữa hai ngoại trưởng và hai bộ trưởng quốc phòng hai nước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, ông sẽ tìm cách để Mỹ đảm bảo hỗ trợ Philippines nếu súng nổ ở bãi đá ngầm Scarborough. Tại buổi họp báo sau cuộc họp 2+2, ông Rosario không khẳng định Mỹ đã nhận lời hỗ trợ hay chưa, chỉ nói rằng, cả hai bên cam kết bảo đảm MDT sẵn sàng “đáp ứng mục tiêu chung, bao gồm an ninh biển”.Ban Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ mới đây nói rằng, MDT có nhiều chỗ có thể giải thích khác nhau. Một số quan chức Philippines cho rằng, hiệp ước quy định Mỹ hỗ trợ bảo vệ Philippines nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, một số cách giải thích khác giới hạn sự can thiệp của Mỹ: Washington chỉ can thiệp nếu các hòn đảo chính của Philippines hoặc lực lượng quân sự Philippines bị nước ngoài tấn công quân sự.Chính quyền Obama không xác định rõ trong trường hợp nào thì lực lượng vũ trang Mỹ sẽ can thiệp. Một số nhà phân tích cho rằng, điều này có thể khiến gia tăng, hơn là làm dịu căng thẳng.
Đề nghị tăng cường hải quân
Một hạ nghị sĩ Philippines nổi tiếng là Roman Romulo mới đây nói rằng, sau sự cố Scarborough, Tổng thống Aquino nên tăng cường sức mạnh hải quân Philippines.
“Ngoại giao hiệu quả là cách tốt nhất đối với những bất đồng về vùng biển của chúng ta. Hải quân mạnh hơn chắc chắn sẽ củng cố ngoại giao của chúng ta”, ông nhận định. Lục quân Philippines hiện có 80.000 quân nhân, Hải quân 26.000 và Không quân 17.000.
“Philippines là một trong năm quần đảo lớn nhất thế giới, cùng với Indonesia, Nhật Bản, New Zealand và Anh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một trong những lực lượng hải quân nhỏ nhất và được trang bị kém nhất thế giới”, ông Romulo nói. |