Nhìn lại Hollywood năm 2017: 7 bài học về 'phim hậu truyện'

26/12/2017 07:29 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - 2017 là năm đánh dấu sự ra đời của hàng loạt phim sequel (hậu truyện hay phần tiếp theo) bởi các hãng phim đều tin rằng đây là những sự đầu tư nắm chắc phần thắng. Rất tiếc, gió đã đổi chiều và kết quả là nhiều bài học xương máu được rút ra.

Dưới đây là bài học từ những bộ phim nổi bật nhất:

"King Arthur" -Mùa hè tồi tệ

(Ngân sách 175 triệu USD, doanh thu 149 triệu USD)

Khi mùa phim mùa hè kết thúc vào cuối tháng Tám, các sếp ở Hollywood rơi vào tình trạng hoảng loạn. Doanh thu phòng vé Mỹ, vốn cao nhất thế giới, tệ hại chưa từng có trong hai thập kỷ qua. Doanh thu giảm 50% còn 3,8 tỷ USD, thấp nhất kể từ năm 2006.

Một số bom tấn mùa hè như Wonder Woman Spider-Man: Homecoming cũng không thể bù đắp cho thất bại của hàng loạt cái tên khác như Baywatch, The MummyKing Arthur - bộ phim đặc biệt bị khán giả và các nhà phê bình chế nhạo. “Doanh thu phòng vé thảm hại vì loạt phim hậu truyện và làm lại kém chất lượng", theo Paul Dergarabedian, chuyên gia phân tích truyền thông cao cấp tại hãng nghiên cứu comScore.

Một số xưởng phim tránh được cơn “hủy diệt” phòng vé bằng cách tung ra phim hậu truyệncủa mình vào mùa khác, thay vì mùa hè, vốn luôn được coi là thời gian vàng để phát hành phim. Có thể kể đến thành công của Beauty and the BeastThe Fate of the Furious, xuất hiện vào tháng Ba và Tư. Star Wars thì “ém” tới tận mùa giáng sinh. Thậm chí, It của Stephen King chứng minh rằng có thể bội thu vào tháng Chín, thời điểm từng chỉ dành cho những phim yếu kém, đáng quên.

"Wolf Warrior 2" bùng nổ ởTrung Quốc

(Mang về 870 triệu USD, trong đó 98% từ Trung Quốc)

Chú thích ảnh
“Wolf Warriors 2” chứng minh tiềm năng khổng lồ của thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang đang phát triển nhanh chóng, trở thành thị trường phim lớn thứ hai trên thế giới. Nhờ thế, phim hành động hậu truyện Wolf Warrior 2 của Trung Quốc đã bỏ túi 870 triệu USD toàn cầu, trong đó chủ yếu nhờ doanh thu trong nước. Nó vượt của Avatar ở Mỹ, chỉ đứng sau Star Wars: The Force Awake ở Mỹ, trở thành phim có doanh thu từ một thị trường cao thứ nhì thế giới.

Trung Quốc trở thành cứu tinh của Hollywood. Các hãng phim từ đó cố gắng viết lại, chèn thêm các yếu tố nhằm làm vừa lòng thị trường Trung Quốc. Transformers mới nhất và The Fate of the Furious là điển hình của những trường hợp được Trung Quốc “cứu”.

Trailer “Wolf Warriors 2”:

"Justice League" - Cẩn thận, phim siêu anh hùng sắp thoái trào

(Mang về 636 triệu USD, ngân sách 300 triệu USD)

Hollywood đang nghiện sức mạnh mà các phim siêu anh hùng thổi vào phòng vé. Wonder Woman, Guardians of the Galaxy Spider-Man chiếm gần 1/3 doanh thu phòng vé mùa hè này ở Mỹ. Rồi sau đó là Justice League bị chê bơi và thất bại tại Mỹ, nhưng được cứu vớt khi chiếu toàn cầu.

Nhưng tới năm 2019, ước tính có ít nhất 25 nhân vật siêu anh hùng xuất hiện trên màn ảnh, từ đó dấy lên câu hỏi Hollywood phải chăng sắp đạt tới đỉnh điểm phim siêu anh hùng. Có một số bằng chứng cho thấy doanh thu cho dòng phim này dù tăng ồ ạt nhưng số lượng phim đã giảm, lượng tiền đầu tư cho mỗi phim cũng giảm theo.

Chú thích ảnh
Phim siêu anh hùng đang rất thành công, nhưng có thể sắp thoái trào

"Bright" -Sức mạnh mới từ Netflix

(Chưa có số liệu doanh thu, ngân sách)

Cuộc phiêu lưu Bright, với sự tham gia của sao hạng A Will Smith và Joel Edgerton, đánh dấu thành công hoành tráng nhất từ trước tới giờ của Netflix, đồng thời là lời cảnh bảo: Kênh trực tuyến đang giết chết doanh thu phòng vé với tốc độ nhanh hơn dự kiến.

Và năm sau dự báo còn tệ hại hơn. Netflix, hiện có hơn 100 triệu tài khoản đăng ký trên toàn cầu, đang tăng ngân sách lên tới 8 tỷ USD năm sau để mua và làm phim với số lượng phát hành dự kiến lên tới con số 80 – nhiều hơn cả năm xưởng phim lớn nhất Hollywood gộp lại. Người ta cũng bắt đầu nói tới phim của Netflix, như Stranger Things hay The Crown, nhiều hơn cả phim Hollywood.

"The Last Jedi" -Đoàn kết là sức mạnh

(Doanh thu hơn 600 triệu USD, ngân sách 200 triệu USD)

Dù người hâm mộ Star Wars có chê bai phim mới nhưng nó vẫn càn quét phòng vé toàn cầu. The Last Jedi hiện đã vượt mốc 600 triệu USD và dự kiến đạt con số 1 tỷ USD vào cuối năm. Disney, công ty hữu xưởng phim Lucasfilm làm ra Star Wars, đồng thời đứng sau Beauty and the Beast, Guardians of the Galaxy 2Thor: Ragnarok, một lần nữa đứng đầu doanh thu toàn cầu vào năm 2017.

Disney thành công nhờ chiến lược thuần thục cả thập kỷ nay, thống trị phim siêu anh hùng và phim hoạt hình cho trẻ nhỏ. Năm 2006, Disney mua xưởng phim Pixar, đơn vị đứng sau Finding NemoToy Story, của Steve Jobs với giá 7,4 tỷ USD. Năm 2009, họ mua tiếp Marvel, từ đó sở hữu 5.000 nhân vật trong đó có Iron Man, Captain America và Avengers với giá 4 tỷ USD.

"Blade Runner: 2049" -Phần hậu truyện phải thật đơn giản

(Mang về 258 triệu USD, ngân sách 150 triệu USD

Chú thích ảnh
“Blade Runner: 2049” là một trong những phim hay nhất năm, tuy nhiên, lại khó hiểu

Blade Runner: 2049 là bài học đắt giá cho ai định làm phim hậu truyện. Dù hồi sinh đầy hứa hẹn với sự trở lại của Harrison Ford và có thêm Ryan Gosling quyến rũ, nhưng phim chỉ thu về 260 triệu USD. Cách bản gốc 35 năm, dài gần ba giờ, phim không tạo được kết nối với khán giả.

Là một trong những phim hay nhất 2017 nhưng chỉ ai xem phần trước mới hiểu rõ. Thành ra, phim mới khá khó hiểu với khán giả trẻ. Do đó, phần hậu truyện cần lưu ý: đơn giản thì dễ thành công.

Trailer "Blade Runner: 2049":

"Call Me By Your Name" -Vẫn còn chỗ cho phim độc lập

(Hiện thu về 3,6 triệu USD, ngân sách 3 triệu USD)

Các tài năng đang như những con thiêu thân lao về những dự án ngân sách “khủng” như của Netflix. Thế nên, những phim quy mô nhỏ, vốn bị cái bóng của Hollywood (vốn chiếm 92% doanh thu phòng vé Mỹ) phủ lên, nay càng chịu nhiều áp lực.

Chú thích ảnh
Thành công của "Call Me By Your Name" cho thấy phim indie vẫn còn đất diễn

Tuy nhiên, những bộ phim nổi tiếng như Call Me By Your NameThree Billboards Outside Ebbing, Missouri, chứng minh rằng vẫn còn đất cho những phim ngân sách nhỏ, nếu nó thật sự chất lượng.

Phim hậu truyện (sequel) là phần tiếp theo của một bộ phim đã phát hành trước đó. Đối với loại phim này, khán giả sẽ gặp lại hầu hết (hoặc toàn bộ) những diễn viên cũ trong các vai họ đã thể hiện ở phần trước, thậm chí gặp lại cùng đội ngũ sáng tạo. Về mặt thời gian, phim sequel là tương lai của phần trước.
Ju-on phim kinh dị Nhật rùng rợn nhất thập kỷ: Hành trình đến Hollywood

Ju-on phim kinh dị Nhật rùng rợn nhất thập kỷ: Hành trình đến Hollywood

Sam Raimi sản xuất "Ju-on" phiên bản Mỹ lấy tên là "The Grudge". Quyết định táo bạo và liều lĩnh nhất của ông là mời lại Takashi Shimizu làm đạo diễn, bất chấp việc anh không biết tiếng Anh -một điều chưa có tiền lệ ở Hollywood xưa nay!

Thư Vĩ (lược dịch)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm