29/08/2014 13:03 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Sư tử đá canh mộ Trung Quốc là mặt hàng bán chạy nhất trong 6 năm trở lại đây, mang lại thu nhập chính cho gần 500 cơ sở sản xuất với hơn 3.000 lao động của làng đá Non Nước - Đà Nẵng, nơi vừa được công nhận là di sản quốc gia. Khi Bộ VHTT&DL khuuyến cáo các tổ chức, cá nhân không sử dụng, không trưng bày và tháo dỡ các linh vật lạ, chúng tôi đến ghi nhận không khí tại làng nghề nổi tiếng này.
Đắt như tôm tươi!
Làng đá Non Nước có 500 cơ sở điêu khắc, chế tác và trưng bày các sản phẩm mỹ nghệ từ đá. Đi dọc các con đường như Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hiến, Nguyễn Duy Trinh…, bất kỳ cửa hàng nào cũng trưng bày hàng chục cặp sư tử Trung Quốc đủ mọi kích cỡ, màu sắc.
Trong vai trò một người đi tìm mua quà tặng đối tác, tôi được chủ cơ sở đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn tư vấn: “Gần đây, khách hàng rất chuộng mẫu vật lân (thực chất là sư tử canh mộ Trung Quốc) để đặt ở cổng hoặc cửa ra vào vì nhìn tướng nó dữ tợn nên có tác dụng tránh tà, ngăn cản sát khí. Một cặp lân kích cỡ 30cm, bằng đá xanh có giá 3 triệu đồng, bằng đá trắng có giá 1,5 triệu đồng. Nhưng nếu cả cơ quan mua tặng sếp thì em nên lấy loại to hơn, để ở cổng cho hoành tráng. Một cặp 2m, co thể giảm giá còn có 60 triệu thôi”.
Ông Trần Văn Xuất, chủ cơ sở điêu khắc Xuất Ánh cho biết: Từ trước năm 1975, người ta đã mua rất nhiều sư tử kiểu dáng Châu Âu đem đi Hà Nội, Sài Gòn và cả nước ngoài. Vì khách hàng cho rằng nó biểu trưng cho sức mạnh nên mỗi năm xuất vài chục cặp là chuyện thường. Hồi ấy, một cặp với chiều cao 40cm đã có giá 4-5 chỉ vàng. Năm 2002, phát hiện mỏ đá ở Quỳ Hợp (Nghệ An) nên có thể chế tác loại lớn hơn. Nhưng từ năm 2008 đến nay, kiểu sư tử Châu Âu chỉ bán được 1-2 cặp/ năm vì khách hàng chuyển sang ưa chuộng kiểu sư tử Trung Quốc.
Ngoài các đơn đặt hàng của khách, mỗi cơ sở đều chế tác sẵn cả chục cặp sư tử Trung Quốc đủ loại kích cỡ để bán khi khách hàng cần ngay. Cũng bởi nguyên nhân, thời gian chế tác sản phẩm khá dài, một cặp 1,2m-1,4m phải làm trong 20 ngày, cặp 3m phải 3 tháng mới xong. Chủ cơ sở điêu khắc Nghĩa Diệu chia sẻ: “Dù có làm nhiều cỡ nào cũng không sợ ế vì hiện nay, mặt hàng này bán rất chạy, mỗi năm bán được 30 cặp lớn và cả trăm cặp nhỏ. Khách thường mua để đặt nhà hàng, khách sạn hoặc tặng chùa chiền. Giá cả tùy theo kích cỡ và màu sắc, đá trắng rẻ hơn các loại đá màu khác. Khi khách hàng đặt mua, mình sẽ đóng thùng gỗ và chuyển về tận địa chỉ yêu cầu”.
Chưa từng chế tác một con sư tử Việt nào
Sau công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL của Bộ VHTT& DL khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không sử dụng, không trưng bày và thậm chí tháo dỡ các linh vật lạ, không khí buôn bán của người dân tại làng Di sản quốc gia - Non Nước bắt đầu trầm lắng.
Anh Huỳnh Bá Hoàng, một thợ chế tác đã có 15 năm kinh nghiệm nói: “Nói thật, từ hồi vào nghề đến nay, mình chưa từng chế tác một con sư tử Việt Nam nào, thỉnh thoảng có làm vài cặp Nghê thôi. Khách hàng đặt thì mình làm chứ mình không biết đó là sư tử canh mộ Trung Quốc vì bấy lâu nay ai cũng gọi đó là con lân. Bây giờ vẫn chưa biết khách hàng sẽ mua mặt hàng gì để mà sản xuất chứ không những người thợ như mình sẽ thất nghiệp mất”.
Chủ cơ sở đá mỹ nghệ Thọ Hồng cho biết: “Sáu năm trở lại đây, mặt hàng này bán rất chạy. Nhưng gần 2 tuần nay, chúng tôi không nhận được đơn đặt hàng nào, những đơn đặt hàng sẵn đã bị hủy, khách hàng cũng không thèm nhòm ngó các mẫu đã có sẵn tại của hàng. Vì hồi trước, mặt hàng này bán chạy nên chúng tôi đã cho làm sẵn cả chục cặp lớn. Nếu giờ không bán được, sẽ lỗ cả tỷ bạc”.
Cả khách hàng lẫn người thợ chế tác hay chủ cửa hàng đều không biết con vật mà họ vẫn gọi là lân chính là sư tử canh mộ Trung Quốc. Hiện nay, chỉ riêng đường Nguyễn Duy Trinh, vẫn có hàng trăm người thợ đang chế tác dở dang hàng trăm con sư tử canh mộ Trung Quốc. Sau khuyến cáo của Bộ VHTT&DL, chắc chắn làng đá Non Nước sẽ bị ảnh hưởng vì không bán được sản phẩm, có thể chính những người thợ chế tác sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Việc chấn chỉnh sử dụng linh vật ngoại lai là cần thiết. Không cần nói đến chủ trương của cơ quan chức năng, chỉ cần thực tế nhu cầu thị trường điều tiết, một số lượng lớn hàng hóa của Non Nước sẽ nằm kho. Đấy cũng là nỗi niềm của những người thợ làng Di sản nhưng ngày này...
Hồng Thúy
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất