Sharapova còn nhiều cơ hội sớm trở lại với quần vợt

09/03/2016 14:35 GMT+7 | Tennis

(lienminhbng.org)- Mức án nặng nhất của Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) đối với VĐV dương tính với doping là cấm thi đấu 4 năm. Tuy nhiên, nhiều khả năng Maria Sharapova chỉ nhận mức án nhẹ nhàng hơn thế rất nhiều.

Maria Sharapova thừa nhận cô xét nghiệm dương tính với meldonium - chất mới được bổ sung vào danh mục cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, khi dự Australian Open 2016. Với việc sử dụng doping, Sharapova đang đối mặt với án cấm từ ITF. Tuy nhiên, theo một số nhận định, án cấm dành cho Sharapova sẽ không nặng.

“Búp bê Nga” giải thích rằng cô sử dụng thuốc có chứa meldonium để cải thiện vấn đề về sức khỏe bởi gia đình cô có tiền sử bệnh tiểu đường. Đây chính là cơ sở để ITF xem xét trước khi đưa ra án cấm đối với Masha. Bởi theo bộ quy tắc đạo đức của Cơ quan phòng chống doping quốc tế (WADA), nếu VĐV buộc phải sử dụng chất cấm để trị bệnh, WADA và các tổ chức liên quan có thể châm chước.


Sharapova khả năng chỉ nhận mức phạt nhẹ

Cựu giám đốc cơ quan phòng chống doping Anh Michele Verroken cho rằng Sharapova có thể chỉ nhận án cấm 12 tháng nếu chứng minh được việc sử dụng meldonium chỉ vì lý do y tế. “Bây giờ, thách thức của Sharapova là đưa ra các bằng chứng cho thấy cô cần phải sử dụng thuốc có chứa chất meldonium để trị bệnh. Nếu làm được điều đó, cô ấy sẽ nhận được sự khoan dung từ ban kỷ luật và án phạt sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều”.

Để thực hiện việc này, Sharapova cần có đầy đủ hồ sơ y tế, trong đó bao gồm kết quả điện tâm đồ chứng minh những bất thường về tim, kết quả xét nghiệm chứng minh sự thiếu hụt magiê và hồ sơ cho thấy gia đình cô có tiền sử tiểu đường.

Serena Williams: ‘Sharapova đã hành động dũng cảm’

Serena Williams: ‘Sharapova đã hành động dũng cảm’

Scandal sử dụng doping của Maria Sharapova đã gây chấn động làng quần vợt thế giới. Nhiều ngôi sao nổi tiếng trong môn thể thao này đã có phản ứng khi hay tin, trong đó có Serena Williams- đối thủ truyền kiếp của “Búp bê Nga”.


Đó là cơ sở để Sharapova có thể giảm án bởi ITF có tiền lệ giảm án cho tay vợt dính doping nếu họ đưa ra được lý do phù hợp. Năm 2013, Marin Cilic phải nhận án cấm thi đấu 9 tháng sau khi liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) phát hiện dấu vết của chất kích thích trong mẫu thử ở giải đấu diễn ra tại Munich. Cilic thanh minh rằng đó là hậu quả của việc vô tình dùng thuốc OTC (thuốc không cần ghi toa), kháng cáo lên Tòa án Trọng tài thế giới (CAS) và được giảm án xuống còn 4 tháng.

Năm 2009, Gasquet dính xét nghiệm dương tính với cocaine và nhận án cấm thi đấu 12 tháng. Tay vợt này cũng đưa trường hợp của mình lên CAS và thành công trong việc bào chữa rằng mình vô tình dính phải chất cấm từ việc hôn một phụ nữ trong hộp đêm và được xóa án. Greg Rusedski từng có xét nghiệm dương tính với chất nandrolone steroid hồi năm 2003 nhưng sau đó đã được phán quyết vô tội khi tòa án nhận định rằng chính các nhân viên của ATP đã đưa nhầm thuốc cho anh.

K.Đ
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm