Phát hiện hành tinh du mục bí ẩn bên ngoài Hệ Mặt Trời

05/08/2018 19:35 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Theo nghiên cứu công bố trên The Astrophysical Journal, hành tinh mang tên SIMP J01365663+0933473 có khối lượng gấp khoảng 12 lần Sao Mộc, ngôi sao lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh này từ đài thiên văn Very Large Array (VLA) đặt tại Mỹ. Cách Mặt Trời khoảng 20 năm ánh sáng, hành tinh 200 triệu năm tuổi này được gọi là "hành tinh du mục" do nó di chuyển trong không gian mà không thuộc quỹ đạo của hành tinh mẹ nào. 

Chú thích ảnh
Hành tinh SIMP J01365663+0933473. Ảnh: Astronomers magazine

Đáng chú ý là hành tinh du mục trên có từ trường rất mạnh, gấp hơn 200 lần so với Sao Mộc và có thể phát ra cực quang sáng hơn cả cực quang của Trái Đất. Trên Trái Đất, cực quang được tạo ra từ tương tác giữa từ trường của hành tinh chúng ta với các cơn gió mặt trời. Tuy nhiên, thực tế là hành tinh du mục mới phát hiện không thuộc phạm vi tương tác của gió tinh tú khiến cực quang của nó là một câu đố. 

Melodie Kao, người đứng đầu công trình nghiên cứu và cũng là một chuyên gia tại đại học bang Arizona, Mỹ, cho biết khối lượng của SIMP J01365663+0933473 thuộc khoảng trung bình giữa một hành tinh và một sao lùn nâu. Do đó, nghiên cứu hành tinh này có thể giúp hiểu rõ hơn về từ trường của cả các ngôi sao và các hành tinh. 

Mặc dù có khối lượng lớn, SIMP J01365663+0933473 có bán kính chỉ gấp 1,2 lần bán kính Sao Mộc và có nhiệt độ bề mặt khoảng 825 độ C.

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ: Mỗi quốc gia một màu Trăng khác nhau

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ: Mỗi quốc gia một màu Trăng khác nhau

Chỉ còn khoảng hơn 2 giờ đồng hồ nữa, nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra. Những người yêu thiên văn trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang rất háo hức chiêm ngưỡng sự kiện lịch sử cả trăm năm mới có một lần này...

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm