Phiên đấu giá 'khác thường' với 2 bức tranh tiền tỷ gây sốc

16/03/2022 07:41 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Tại phiên đấu giá Peintres d’Asie œuvres majeures (Họa sĩ châu Á - tác phẩm quan trọng) của nhà Aguttes diễn ra từ lúc 14h30 ngày 14/3 (giờ Paris, Pháp), có 2 bức tranh bán tiền tỷ nhưng thuộc “tình trạng khác thường”, rất đáng đề cập.

Gần 500 tác phẩm mỹ thuật trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 

Gần 500 tác phẩm mỹ thuật trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020 

Chiều 1/12, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc và trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2020. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Một điểm đáng chú ý khác là phiên đấu này dù gặp nhiều phản ứng, nhưng 100% tác phẩm thuộc mỹ thuật Việt Nam đã được bán thành công. Trong số này, có những tác giả tăng giá rất cao như Lê Thị Lựu (1911 - 1988), tăng từ giá ước định 30.000 - 50.000 euro lên 315.000 - 320.000 euro.

Một ví dụ về tranh chép

Bất ngờ nhất của phiên này thuộc về bức tranh chép với tên gọi là Entourage De Nguyen Phan Chanh (1892 - 1984), tạm hiểu là gần gũi, tiệm cận với Nguyễn Phan Chánh. Bức này do Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chép bán hoặc tặng ngoại giao. Đây là một hoạt động mang tính lịch sử, vì hồi nửa cuối thế kỷ 20, lúc bây giờ làm điều này là bình thường.

Trên thế giới ngày nay cũng vậy, ngay cả các bảo tàng siêu lớn như Louvre ở Pháp, việc làm phiên bản chép/in để bán với giấy xác nhận là khá phổ biến. Điều này có luật quy định riêng, với phương pháp làm rành mạch, khoa học, để dễ nhận diện đâu là tranh gốc, đâu là tranh chép.

Đấu giá tranh việt, Phiên đấu giá khác thường với 2 bức tranh tiền tỷ gây sốc, nguyễn phan chánh, lê thị lựu, giá tranh việt nam, bán đấu giá tranh họa sĩ việt nam
Bức “Entourage De Nguyen Phan Chanh (1892 - 1984)” là một ví dụ rõ ràng về tranh chép có ký tên, đóng dấu

Về mặt kích thước (61,5cm x 84,5cm), bức Entourage De Nguyen Phan Chanh (1892 - 1984) vừa đấu giá cũng tiết lộ đây là một bức tranh chép, vì không phải là kích thước ngang phổ biến mà Nguyễn Phan Chánh thường chọn lựa (50cm x 65cm) cho tranh lụa. Phía trước mặt tranh, mép phải, phía dưới, có cái tem hàng chép và con dấu xác nhận của Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bức tranh được chép với chất lượng cao, nhìn nét bút cứng cáp và một ký hiệu nhỏ để lại trên tranh, có lẽ bức này do họa sĩ Ngô Minh Cầu chép. Nếu người sở hữu hoặc nhà đấu giá tháo bỏ tem và con dấu này, việc gây hiểu lầm thật giả rất dễ xảy ra.

Với giá ước định từ 12.000 đến 15.000 euro, bức này vốn được vài người trong giới sưu tập dự đoán có khả năng bán đến 20.000 euro, tức hơn 500 triệu đồng. Vì sao bức tranh chép lại có giá cao như vậy? Vì đơn giản, dù là tranh chép, nhưng với tuổi đời cả nửa thế kỷ, lại do một người cao tay nghề chép, nên có thể giúp cho những ai thích phong cách tranh của Nguyễn Phan Chánh mà không có tiền mua tranh nguyên bản, thì “chơi tạm” vậy.

Tuy nhiên, cú sốc đã xảy ra, khi bức Entourage De Nguyen Phan Chanh (1892 - 1984) đã tăng giá chóng mặt, để bán 105.000 euro (hơn 2,6 tỷ đồng). Bức này cộng thêm 30% lệ phí, vận chuyển, thuế hải quan và bảo hiểm này kia thì tổng giá tiền phải hơn 3,5 tỷ đồng. Với số tiền này, nếu may mắn, vẫn có thể mua được một bức tranh nguyên bản của Nguyễn Phan Chánh.

Bức gốc của bức này chính là Lên đồng, thuộc nhóm 10 bức tranh lụa nổi tiếng nhất của Nguyễn Phan Chánh. Đây cũng là bức mà ngày nay đã thành huyền thoại, vì chẳng biết bức gốc ở đâu nữa. Chính vì vậy, dù là tranh chép, nhưng có bảo chứng rõ ràng, nên Entourage De Nguyen Phan Chanh (1892 - 1984) vẫn được bán với giá cao như vậy.

Đấu giá tranh việt, Phiên đấu giá khác thường với 2 bức tranh tiền tỷ gây sốc, nguyễn phan chánh, lê thị lựu, giá tranh việt nam, bán đấu giá tranh họa sĩ việt nam
Bức “Thiếu nữ chải đầu” phút chót đã trở về với tên Trần Tấn Lộc

10 năm sai tên họa sĩ

“Tiêu điểm” tiếp theo của phiên này thuộc về bức Jeune Elégante Se Coiffant (Thiếu nữ chải đầu, lụa, 76cm x 53cm, 1932) của Trần Tấn Lộc (1906 - 1968). Tiêu điểm là vì cả 10 năm qua, theo thông tin của giám tuyển Ace Lê và nhà nghiên cứu Kevin Vương, bức này và họa sĩ này đã bị nhiều nhà đấu giá như Mutual Art, Lynda Trouvé, Asium, Thierry de Maigret… ghi sai tên thành Trần Bình Lộc (1914 - 1941).

Trên thị trường và lịch sử mỹ thuật, Trần Bình Lộc nổi tiếng hơn Trần Tấn Lộc khá nhiều, với một số tác phẩm được đấu giá tiền tỷ. Trong khi mãi tới một công bố gần đây của Kevin Vương, thì một tiểu sử sơ lược về Trần Tấn Lộc mới được hé lộ.

Điểm đáng chú ý nữa là bức Thiếu nữ chải đầu này được nhà Aguttes chọn làm tiêu điểm của phiên Peintres d’Asie œuvres Majeures, in lên bìa 1 của vựng tập. Sau khi các chuyên gia địa phương như Ace Lê, Kevin Vương, Châu Hải Đường, Anne Ng và báo chí trong nước cùng lên tiếng chứng minh sự nhầm lẫn Trần Tấn Lộc thành Trần Bình Lộc, các nhà đấu giá quốc tế, trong đó có Aguttes mới chấp nhận sửa sai trên mạng. Nhiều vựng tập in đã gửi đi, thì vẫn cái sai như cũ, khó đính chính kịp.

Dù bị sai tên và lùm xùm như vậy, nhưng kết quả Thiếu nữ chải đầu vẫn bán đến 260.000 euro (hơn 6,5 tỷ đồng), chưa tính thuế và các lệ phí khác. Trong khi giá ước định từ 130.000 đến 150.000 euro.

Cũng theo ý kiến của giới am hiểu thị trường, nếu Thiếu nữ chải đầu vẫn được đấu dưới tên của họa sĩ Trần Bình Lộc, mức giá thu về có thể đến 400.000 đến 500.000 euro.

Văn Bảy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm