(TT&VH) - Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, nhiều bộ phim truyện lịch sử được thực hiện, như: Tây Sơn hào kiệt, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, Khát vọng Thăng Long, Long thành cầm giả ca, Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử thiên đô... Đây là lần đầu tiên chúng ta có lượng phim cổ trang mạnh về cả số lượng và chất lượng như vậy.
Trong đó có sự tham gia của nhiều công ty tư nhân với số tiền đầu tư nhiều chục tỷ đồng như công ty Trường Thành, Sao thế giới, Lý Huỳnh, Kỷ nguyên sáng (chiếm tới 2/3 lượng phim sản xuất). Thiết nghĩ, rất đáng ghi nhận tấm lòng của họ với văn hóa, lịch sử dân tộc (trong hoàn cảnh dân ta thuộc sử Tàu hơn sử ta), và cũng rất đáng ghi nhận lòng dũng cảm đầu tư vào một lĩnh vực đầy rủi ro (chúng ta hầu như thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức làm phim lịch sử).
Gần đây rộ lên nhiều ý kiến phê phán phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long về việc giống phim Trung Quốc trong bộ phim này. Cũng nhiều ý kiến nặng lời với nhà sản xuất và những người sáng tác.
Tôi thấy cần trao đổi thêm về việc này, vì sau đây, khi các bộ phim khác ra đời cũng sẽ không tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng tương tự.
Phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long làm dấy lên những suy nghĩ về phim lịch sử
Thứ nhất, trách nhiệm đầu tiên phải được đặt lên các nhà quản lý văn hóa
Khi có chủ trương cho ra đời hàng loạt phim lịch sử như đợt này, lẽ ra các nhà quản lý văn hóa cần tổ chức, tập hợp các chuyên gia lịch sử, văn hóa, xã hội, văn nghệ sĩ để tìm ra và thống nhất những yếu tố có tính chiến lược, như: thế nào là phim lịch sử Việt Nam, đâu là đặc tính Việt cho dòng phim này, nên hình dung ra sao về văn hóa, phong cách quan hệ xã hội xưng hô, về đi lại, ăn, ở, mặc... của người Việt trong lịch sử.
Tại sao điện ảnh Nhật Bản, Hàn Quốc tạo nên được một dòng phim lịch sử có sắc thái riêng, khác phim Trung Quốc? Tôi nghĩ không phải do các nhà làm phim các nước này yêu dân tộc họ hơn chúng ta, mà là đường lối văn nghệ, chính sách văn hóa lịch sử của lãnh đạo đã được triển khai cụ thể bài bản đến các nhà sản xuất, đến văn nghệ sĩ.
Thứ hai, chúng ta còn rất thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm phim lịch sử
Trước hết là về quan niệm. Cách đây vài năm, nhà biên kịch Lê Ngọc Minh hỏi ông Chủ tịch Hiệp hội Kịch bản Hàn Quốc về kinh nghiệm làm phim lịch sử. Câu trả lời là, muốn làm được phim lịch sử thì không nên quá tin ghi chép lịch sử.
Tôi cho rằng, không nên câu nệ vào những ghi chép lịch sử mà chỉ cần tôn trọng tâm thức lịch sử, không khí lịch sử.
Chi tiết, yếu tố lịch sử trong phim sẽ luôn là đề tài tranh cãi. Sẽ không có tài liệu nào đáng tin cậy về trang phục, nhà cửa, vật dụng, thói quen sinh hoạt của người Việt cách đây hàng ngàn năm. Mà giả sử có khai quật được ở đâu đó thì cũng sẽ chỉ là để tham khảo do yếu tố vùng miền. Dân cố đô Hoa Lư chắc gì đã sinh hoạt giống dân kẻ chợ Thăng Long?
Vậy rất cần sự thống nhất tương đối của các nhà làm phim, giới sử gia, văn hóa, văn hóa dân gian, văn học sử. Để xây dựng hình ảnh người Việt trong lịch sử (triều đình và dân chúng), trên nguyên tắc: đẹp và giống lịch sử. Tôi nhấn mạnh yếu tố đẹp vì sẽ khó chấp nhận các nhân vật nữ trong phim đều nhuộm răng đen.
Nếu chúng ta làm tốt được việc này, thì 10, 20 năm nữa, các thế hệ làm phim sau không khốn khó như chúng ta hôm nay. Và biết đâu, phim lịch sử Việt sẽ tạo dựng được hình mẫu người Việt xưa trong lòng các thế hệ mai sau?
Thứ ba, cần đầu tư tập trung để hiệu quả và không tốn kém
Sản xuất phim lịch sử cần đầu tư lớn, chủ yếu cho bối cảnh, đạo cụ, phục trang, hóa trang. Vừa qua, do không đủ kinh phí nên nhiều đoàn phim phải qua Trung Quốc quay nhờ bối cảnh (cung điện), thuê phục trang tại Trung Quốc, hoặc vào Huế để quay giả cung điện thời Lý, thời Trần... Phần lớn cảnh trí, đạo cụ phục trang chỉ làm có tuổi thọ vừa đủ để quay chính phim đó, nên sau một thời gian ngắn không thể tái sử dụng cho phim khác được.
Rất tốn kém, không chuẩn, lại thất thoát do chi trả tại nước ngoài. Lý do vẫn là thiếu một sự chỉ đạo, tổ chức. Một số nhà làm phim ao ước: giá như Nhà nước đầu tư khoảng 200 tỷ cho một khu chuyên làm phim lịch sử, xây dựng sẵn thành quách, đền đài, nhà cửa... thì đã không xảy ra tình trạng phí phạm, manh mún chắp vá và giống phim Trung Quốc như vừa rồi.
Phim lịch sử là một dòng phim đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến ý thức tự hào dân tộc, góp phần định hình nhiều sắc thái lịch sử, văn hóa, xã hội (vốn chưa đủ cụ thể rõ nét trong chính sử, dã sử và văn học sử). Do vậy cần sách lược ở tầm Nhà nước cho dòng phim này.
Giá vàng vẫn giao dịch trên ngưỡng 2.600 USD/ounce trong sáng 6/1, khi các nhà đầu tư chờ đợi một loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này để tìm kiếm manh mối về lập trường lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Nhà làm phim Brady Corbet đã xuất sắc giành giải "Đạo diễn xuất sắc nhất" tại Quả cầu Vàng lần thứ 82 với tác phẩm chính kịch sử thi "The Brutalist", vượt qua hàng loạt tên tuổi lớn như Jacques Audiard với "Emilia Pérez", Sean Baker với "Anora" và Edward Berger với "Conclave".
Trưa ngày 6/1, đội tuyển Việt Nam đã chính thức rời Bangkok (Thái Lan) để trở về nước sau chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Thái Lan tại chung kết lượt về ASEAN Cup 2024.
Thủ môn Đình Triệu khẳng định thành công sẽ đến với những người không ngừng nỗ lực. Chơi chắc chắn, tự tin, thủ môn quê Thái Bình tỏa sáng, góp công không nhỏ trong chức vô địch AFF Cup 2024 của tuyển bàn thắng.
Tin chuyển nhượng 6/1: MU muốn mua sao thất sủng tại Chelsea; CĐV Liverpool "biểu tình" đòi giữ chân Salah; Man City đã ngồi vào bàn đàm phán với Lens về trường hợp của trung vệ Khusanov; Rashford muốn đến La Liga,…
Bình luận video ghi lại hình ảnh cầu thủ Supachok của đội tuyển Thái Lan nhận sự an ủi từ người thân khi thua trận chung kết AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son viết "ngu dốt".
Một xe khách giường nằm đã va chạm với xe đầu kéo kéo theo sơmi rơmoóc trên tuyến cao tốc Cao Bồ-Mai Sơn, khiến tài xế xe khách bị mắc kẹt trong cabin và 16 người bị thương.
Hãng Disney đã mở đầu năm 2025 bằng chiến thắng áp đảo tại phòng vé Bắc Mỹ với bộ phim "Mufasa: The Lion King", thu về 23,8 triệu USD trong tuần thứ 3 công chiếu.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao là một trong những dân tộc có nhiều phong tục, tập quán lâu đời, giàu bản sắc với dân số gần 900.000 người, cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ.
Lễ hội băng đăng quốc tế Cáp Nhĩ Tân lần thứ 41 khai mạc ngày 5/1/2025 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với chủ đề "Giấc mơ mùa đông, tình yêu giữa châu Á", trưng bày các tác phẩm nghệ thuật băng tuyết tinh xảo.
Như một lời tri ân sâu sắc, nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai gửi lời mời toàn thể ban huấn luyện và đội tuyển Việt Nam tham dự concert diễn ra vào tháng 3/2025 tại TP.HCM.
Tin nóng bóng đá Việt 6/1: ĐT Việt Nam lập vô số kỷ lục sau chức vô địch; nhận mưa tiền thưởng; Đình Triệu nói lời gan ruột; sao Thái Lan đóng facebook;...
Trong bóng đá, mỗi trận đấu không chỉ là cuộc chiến giữa 2 đội bóng mà còn có thể là sự đối đầu của những cá nhân mang mối thâm thù kéo dài. Một trong những cuộc đối đầu nổi bật nhất trong thời gian qua chính là giữa Theo Hernandez của AC Milan và Denzel Dumfries của Inter Milan.
Trong tuần qua, nữ diễn viên Triệu Lộ Tư đã phải đối mặt với hơn 10.000 bài đăng công kích trên mạng xã hội, giữa lúc cô đang chống chọi với trầm cảm kéo dài và những cáo buộc liên quan đến bạo hành từ công ty quản lý cũ.
Theo kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, ngày 4/1/2025, giới chức Trung Quốc đã lên tiếng trấn an trước những lo ngại về nguy cơ xuất hiện cuộc khủng hoảng y tế khác hậu COVID-19.
Angelina Jolie, ngôi sao sáng giá của Hollywood, vừa tiết lộ một câu chuyện đầy xúc động về thời điểm diễn xuất trở thành gánh nặng sau khi cô mất đi người mẹ yêu dấu - bà Marcheline Bertrand.