50 bức ảnh lịch sử trong cuộc đời Nelson Mandela

06/12/2013 15:32 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Trong 95 năm cuộc đời, Nelson Mandela để lại dấu ấn sâu sắc đối với những ai từng được gặp gỡ, trò chuyện với ông, hay chỉ đơn giản là nghe về những thành tựu mà ông đã làm cho Nam Phi, cho cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid.



Mandela sinh năm 1918 trong bộ tộc Thembu nói tiếng Xhosa tại một làng nhỏ nằm ở miền Tây của tỉnh Cape, Nam Phi. Trong thời gian theo học luật tại trường Đại học, Mandela tham gia vào phong trào chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Năm 1944, ông tham gia vào đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) và góp công trong việc thiết lập Liên đoàn thanh niên của ANC (ANC Youth League) với mục tiêu biến ANC thành một phong trào quần chúng rộng rãi, tận dụng sức mạnh của hàng triệu nông dân và người lao động vốn không có tiếng nói dưới chế độ do người da trắng cầm quyền.


"Boxing là chủ nghĩa quân bình. Trong đài thi đấu, thứ hạng, tuổi tác, màu da và giàu nghèo đều không liên quan”, Mandela viết trong tiểu sử mang tên Long Walk to Freedom của ông.



Bức ảnh này được chụp năm 1957. Lãnh đạo Đảng ANC kết hôn với Winnie.



Năm 1962, Mandela tới Anh để gặp mặt Oliver Tambo, một nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc khác. Ảnh chụp gần tháp đồng hồ Big Ben và Tòa nhà Quốc hội Anh.



Ngày 12/6/1964, Nelson Mandela bị bỏ tù vì tội phá hoại. Ông tuyên bố với tòa án: "Tôi không phủ nhận đã phá hoại theo kế hoạch từ trước. Tôi không lên kế hoạch làm điều đó vì thái độ liều lĩnh hay vì tôi thích bạo lực. Tôi lên kế hoạch sau khi đánh giá về tình trạng chính trị hiện tại, vốn là kết quả của nhiều năm dân tộc tôi bị người da trắng đối xử một cách tàn bạo, bị bóc lột và bị áp bức".



Bức ảnh chụp ngày 16/6/1964 cho thấy 8 người đàn ông, bao gồm cả Nelson Mandela bên trong xe tù sau khi bị kết án chung thân tại Cung điện Công lý Pretoria. Nắm đấm giơ lên bầu trời thể hiện tinh thần bất khuất của họ.



Ngày 11/2/1990, Mandela và người vợ Winne bước ra khỏi nhà tù Victor Verster, chấm dứt 27 năm tù tội.



Cuộc họp mặt của ANC vào tháng 6/1990, vốn được tổ chức để mừng sự kiện ANC được hợp pháp hóa, trở thành ngày lễ ăn mừng tự do của Mandela.



Mandela vẫy chào người dân sau khi ông cùng Tổng thống Mỹ George Bush (cha) xuất hiện ở Nhà Trắng vào ngày 25/6/1990. Sự ủng hộ của người dân Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc đem tới sự tự do cho ông Mandela.



Mandela gặp gỡ Giáo hoàng John Paul II (phải ảnh) tại tòa thánh Vatican tháng 6 năm 1990.



Mandela bắt tay với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher tại nhà số 10 phố Downing vào tháng 7 năm 1990.



Thanh thiếu niên Nam Phi vây quanh nhà lãnh đạo đảng ANC.



Bức ảnh lịch sử: Nelson Mandela, khi đó còn là lãnh đạo của ANC và F.W.De Klerk, Tổng thống da trắng cuối cùng của Nam Phi – một người có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt chế độ apartheid, cùng nhận giải Nobel Hòa Bình 1993.



Nelson Mandela cổ vũ Francois Pienaar trước trận chung kết bóng bầu dục ở sân Ellis Park, Johannesburg vào ngày 24/6/1995.



Mandela trở lại thăm nhà tù nơi ông từng bị giam giữ trong 27 năm vào ngày 10/2/1995.



Tổng thống Nam Phi, Mandela và Giáo hoàng John Paul II tái ngộ vào tháng 9/1995 tại Phủ tổng thống Pretoria, Nam Phi.



Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Mandela trong chuyến thăm của bà tới Nam Phi vào năm 1995.



Ông Mandela và Nữ hoàng Elizabeth II tái ngộ trong chuyến thăm cấp Nhà nước tại điện Buckingham, London năm 1996.


Mandela mặc bộ đồ của đoàn thể thao Nam Phi tại Olympic cùng vệ sĩ của mình trên đường phố London năm 1996.



Mandela vui vẻ trò chuyện cùng người sáng lập hãng Microsoft, Bill Gates tại cuộc gặp ở tư dinh của ông Mandela ở Cape Town ngày 11/3/1997.



Cuộc gặp của những trái tim nhân hậu. Mandela cùng Công nương Diana của Vương quốc Anh họp bàn ở Cape Town trong nỗ lực đẩy lùi đại dịch AIDS ở Nam Phi năm 1997.



Mandela nhận chiếc gậy chơi cricket từ thủ quân của đội cricket Nam Phi, Hansie Cronje.



Năm 1997, Mandela gặp gỡ Thái tử Anh Charles cùng nhóm nhạc Spice Girls.



Trở lại: Mandela và Tổng thống Mỹ Bill Clinton qua song sắt của phòng giam số 5, nhà tù nơi Mandela bị giam giữ.



Mandela và nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat trong cuộc gặp ở Cape Town năm 1998.



Mandela với nhà lãnh đạo Cuba, Fidel Castro tại cuộc gặp kỷ niệm 50 năm Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch năm 1998.



Mandela và cố danh ca Michale Jackson trong cuộc họp báo ở Cape Town năm 1999.



Tổng thống Mỹ George W. Bush và Mandela khi hai người gặp gỡ tại phòng bầu dục trong Nhà trắng tháng 11 năm 2001.



Mandela nói chuyện trong cuộc họp báo bên cạnh ca sĩ da màu Naomi Campbell ở Barcelona, Tây Ban Nha trước buổi hòa nhạc Frock and Roll năm 2001.



Mandela và ngôi sao nhạc rock Bono chụp ảnh cùng nhau tại nhà riêng của ông Mandela ở Johannesburg năm 2002.



Mandela và "Nữ hoàng truyền hình" Mỹ Oprah Winfrey năm 2002.



Mandela "đọ sức" cùng nhà cựu vô địch quyền anh thế giới Muhammad Ali tháng 6 năm 2003.



Mandela nhận áo đấu của ĐT Anh có in tên mình từ thủ quân tuyển Anh, David Beckham trong lần gặp gỡ tại Johannesburg năm 2003.



Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair gặp cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela và cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại gala kỷ niệm 100 năm của quỹ học bổng Rhodes Trust năm 2003.



Mandela thân thiết cùng ca sĩ người Mỹ Beyonce Knowles tại chương trình ca nhạc tại Nam Phi.



Những người bạn cũ: Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton vui đùa cùng ông Mandela tại nhà riêng của ông Mandela năm 2005.



Ngôi sao cricket Brian Lara gặp gỡ ông Mandela năm 2005.



Ông Bill Clinton thăm hỏi sức khỏe ông Mandela ngày 19/7/2007 ở Johannesburg.



Danh thủ người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo tới thăm và tặng áo đấu cho ông Mandela.



Nam diễn viên Brad Pitt chụp ảnh cùng ông Mandela sau khi được bổ nhiệm là Đại sứ 46664 (con số gợi nhớ đến số hiệu tù nhân của Mandela) năm 2009. 46664 là tên của chuỗi các sự kiện âm nhạc được tổ chức nhằm giúp chống lại căn bệnh thế kỉ AIDS.



Mandela chụp ảnh bên chiếc cúp vô địch giải bóng bầu dục thế giới được nâng bởi HLV đội bóng bầu dục Nam Phi Jake White và thủ quân John Smit (phải) năm 2007.



Madela vẫy chào đám đông tại SVĐ trong buổi bế mạc World Cup 2010 và bên cạnh là bức ảnh ông nâng cao chiếc cúp vô địch.



Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton tới thăm Nelson Mandela, lúc này đã 94 tuổi, tại nhà riêng của ông năm 2012.



Sự phản chiếu: Khuôn mặt của ông Mandela phản chiếu trong gương. Bức ảnh được chụp bởi Adrian Steirn vào ngày 13/9/2011.

K.Đ
Theo Daily Mail

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm