(lienminhbng.org) - Tờ New York Times của Mỹ vừa có bài phóng sự dài hơi về Đội SEAL 6, lực lượng chiến đấu bí mật và tinh nhuệ bậc nhất của Mỹ. Đáng chú nhất là phần nội dung nói rằng lực lượng này đã từng có các "lễ hội giết chóc" trong thời gian tham chiến ở Afghanistan.
Dưới đây là một phần bài viết thú vị này.
Cuộc chiến xấu xí
"Trong các trận chiến đầy hỗn loạn hồi tháng 3/2002, trên đỉnh núi Takur Ghar, gần biên giới Pakistan, trung sĩ Neil C. Roberts, một chiến đấu viên thuộc Đội SEAL 6, đã rơi khỏi trực thăng xuống vùng đất do Al Qaeda kiểm soát.
Các chiến binh Al Qaeda đã giết chết và băm vằm thi thể anh này, trước khi quân Mỹ có thể giải cứu. Đó là trận chiến lớn đầu tiên của Đội SEAL 6 ở Afghanistan và Roberts là thành viên đầu tiên thiệt mạng.
Cái cách quân địch giết chết Roberts đã khiến cộng đồng SEAL chấn động. Với họ, cuộc chiến mới của nước Mỹ thật xấu xí. Đôi khi, binh lính phải thực hiện các nhiệm vụ khủng khiếp như cắt ngón tay hoặc một mảng da đầu chiến binh vừa bị giết để mang về phân tích ADN.
Sau chiến dịch đó, phần lớn các tay súng của trùm khủng bố Osama Bin Laden chạy sang đất Pakistan và Đội 6 chẳng còn kẻ thù để chiến đấu. Họ bị cấm săn lùng các chiến binh Taliban và cũng không được theo chân Al Qaeda vào Pakistan.
SEAL được huấn luyện tốt nhất thế giới
Chủ yếu loanh quanh trong Căn cứ không quân Bagram ở bên ngoài Kabul, những người lính SEAL càng lúc càng thêm bực bội. Cùng thời điểm, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) lại không chịu các hạn chế tương tự. Vì thế, các thành viên Đội 6 bắt đầu làm việc cùng CIA.
Các nhiệm vụ của Đội 6, thuộc về Chương trình Omega, cho phép họ tiến hành những "hoạt động từ chối" nhằm vào Taliban và các chiến binh khác ở Pakistan.
Omega được tạo hình theo Chương trình Phoenix thời chiến tranh Việt Nam, khi lính đặc nhiệm và CIA cùng nhau tiến hành hoạt động bắt cóc, thẩm vấn, ám sát, nhằm phá hủy cơ sở của quân giải phóng ở miền Nam Việt Nam.
Nhưng một chiến dịch tương tự diễn ra ở Pakistan được xem là quá mạo hiểm. Vì thế Chương trình Omega chỉ tập trung vào việc sử dụng người Pashtun ở Pakistan để thu thập tình báo tại khu vực bộ lạc Pakistan, bên cạnh việc hợp tác với các chiến binh người Afghanistan do CIA huấn luyện để thực hiện các cuộc đột kích ban đêm tại Afghanistan.
Giết từ 10 - 15 người mỗi đêm
Cuộc xung đột ở Iraq diễn ra sau đó đã thu hút phần lớn sự chú ý của Lầu Năm Góc, làm tăng số lượng quân được gửi tới đây, gồm việc điều các thành viên Đội 6. Với việc quân đội Mỹ chỉ để lại lực lượng mỏng ở Afghanistan, Taliban bắt đầu tái tập hợp.
Nhận thấy điều này, vào năm 2006, Tướng Stanley A. McChrystal, người lãnh đạo Bộ Tư lệnh các hoạt động đặc biệt liên quân, đã yêu cầu SEAL tham gia một nhiệm vụ lớn hơn ở Afghanistan là đánh bại Taliban.
Mệnh lệnh dẫn tới việc các thành viên Đội 6 phải tham gia các cuộc đột kích liên tục, diễn ra cả ngày lẫn đêm, trong mấy năm tiếp theo. Kết quả là một đơn vị bí mật như Đội 6, được tạo ra chỉ để xử lý các nhiệm vụ rủi ro nhất, cuối cùng lại tham gia chiến đấu thường xuyên như binh lính bình thường.
NY Times cho biết giai đoạn 2006 - 2008, lính Đội SEAL 6 tham gia các cuộc lùng diệt liên miên ở Afghanistan, trong quá trình đó đã giết hại nhiều người
Sự tăng lên của các hoạt động quân sự Mỹ diễn ra trong mùa Hè 2006, khi thành viên Đội 6 và lực lượng Rangers của lục quân Mỹ bắt đầu săn lùng nhiều nhânvật lãnh đạo tầm trung của Taliban, với hy vọng lần ra nhiều thủ lĩnh cấp cao hơn tại tỉnh Kandahar - nơi tập trung hoạt động của Taliban.
Lính SEAL sử dụng nhiều kỹ thuật được phát triển cùng lực lượng đặc nhiệm Delta, trong hàng loạt chiến dịch giết và bắt giữ ở Iraq, nhắm tới vô số mục tiêu. Giới chức quân sự Mỹ khẳng định phần lớn các cuộc đột kích đều không có tiếng súng. Nhưng các thành viên Đội 6 lại cho New York Times biết rằng từ năm 2006 tới năm 2008 là khoảng thời gian căng thẳng nhất.
Nhiều đêm, những người lính Đội 6 đã bắn chết từ 10 - 15 nạn nhân. Có đêm họ hạ tới 25 người. Theo một cựu sĩ quan của Đội 6, tốc độ tổ chức các cuộc lùng bắt, giết đã khiến thành viên của đội trở nên dữ dằn. "Các lễ hội giết chóc đó đã trở thành chuyện thường xuyên" - ông nói.
Giới chỉ huy quân đội Mỹ nói rằng những cuộc đột kích giúp phá tan nhiều mạng lưới của Taliban. Tuy nhiên một số thành viên Đội 6 nghi ngờ việc họ tạo ra điều gì khác biệt.
Khi bị New York Times đề nghị kể lại chi tiết một nhiệm vụ, một cựu thành viên nói rằng anh phải triệt hạ quá nhiều mục tiêu nên chẳng thể nhớ nổi chi tiết. "Tất cả cũng chỉ là những cái tên. Cho dù đó là kẻ cộng tác với Taliban, chỉ huy cấp thấp, cấp cao hay đóng vai trò tài trợ, chuyện cũng không còn quan trọng nữa" - anh nói.
Một cựu thành viên Đội 6 thậm chí còn cung cấp thông tin gây sốc hơn: "Tới năm 2010, chúng tôi đã phải săn lùng cả các tên tội phạm đường phố. Lực lượng chiến đấu được huấn luyện tốt nhất thế giới, rốt cục lại tham gia triệt hạ tội phạm đường phố".
Dùng cả rìu tomahawk để giết người Đội 6 luôn đặt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn, kín đáo và chết chóc hơn. Họ có thể làm được những điều này nhờ ngân sách quốc phòng tăng vọt và hàng loạt công nghệ mới xuất hiện kể từ năm 2001 . Các chuyên gia vũ khí luôn sẵn sàng chế cho Đội 6 nhiều loại "đồ chơi" chết chóc. Gần như mọi vũ khí của lực lượng này đều được trang bị nòng giảm thanh, vừa để giảm tiếng nổ, vừa ngăn lửa đầu nòng. Tia laser, giúp lính SEAL bắn chính xác hơn vào ban đêm, trở thành trang bị tiêu chuẩn. Tương tự là kính nhìn đêm và kính dò tìm thân nhiệt. Lính SEAL còn được trang bị một thế hệ lựu đạn mới, gồm những quả lựu đạn đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh sập một tòa nhà. Họ thường hoạt động trong các nhóm lớn hơn truyền thống. Ngoài ra, với việc nhiều lính SEAL mang vũ khí chết chóc cũng có nghĩa sẽ ít kẻ thù có thể sống sót mà chạy khỏi một cuộc tấn công của họ. Một số người lính SEAL thậm chí còn dùng cả tomahawk do nhà sản xuất dao Daniel Winkler chế tạo. Các món vũ khí đó không phải là đồ trang trí. Dom Raso, cựu thành viên Đội 6, đã rời Hải quân hồi năm 2012, nói rằng tomahawk được sử dụng để "phá cửa, phá khóa nhỏ, cận chiến và làm những việc khác". Anh cho biết đã chứng kiến lính SEAL dùng công cụ này để giết người. |
Tường Linh (Theo New York Times)