27/01/2017 19:01 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Trong những ngày đầu năm mới, những cuốn sách xem tử vi dự báo, đưa ra lời khuyên với từng tuổi trong năm được bày bán tràn lan. Những cuốn sách này được nhiều người quan tâm, thậm chí tin theo. Tuy nhiên, những cuốn sách này không thực đáng tin như mọi người nghĩ.
Ông Vịnh cho hay: Theo thông lệ, cứ mỗi dịp đầu năm mới, tất cả các tộc người đều tìm kiếm những dự đoán tương lai. Các nhà khoa học, kinh tế nghiên cứu và đưa ra dự đoán về tình hình xã hội, kinh tế trong năm dựa vào các số liệu khả tín. Còn cá nhân, nhiều người lựa chọn các hình thức liên quan tới tử vi."
"Theo truyền thống, trong ngày Tết, người ta thường bói tử vi, bói dịch, bói lá trầu, bói chân gà, xem tay, xem tướng, xem bài... Tất cả những cách thức trên để phục vụ mục tiêu tìm hiểu vận hạn trong năm tới."- TS Vịnh cho biết.
Với tư cách là chuyên gia nhiều năm nghiên cứu kinh dịch, phong thủy, ông Vịnh cho rằng đa số những cuốn sách tử vi trong năm mới hay tử vi trọn đời đều in không đúng. Cụ thể, cùng nội dung dự báo vận hạn của một tuổi trong một năm nhưng các cuốn sách đưa ra rất khác, thậm chí đối ngược nhau. Nếu so sánh và vận vào mình, độc giả rất dễ... "loạn chiêu".
Ông Vịnh nói tiếp: "Hơn thế, trong thuật kinh dịch, người xem chỉ có thể biết vận hạn của một người nếu như họ có đủ thông tin về năm sinh, ngày sinh, giờ sinh. Việc các cuốn sách áp dụng một tuổi cho một năm là không thể. Bởi làm theo cách này, nếu sách in đúng đi nữa, những người làm sách chỉ có thể lấy hàng can, hàng chi mà hàng triệu người sinh cùng năm giống nhau. Điều này không thể đưa ra bất cứ lời khuyên vận hạn nào được."
Cũng theo quan điểm của các chuyên gia phong thủy, việc đi xem bói cuối năm tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Cụ thể, thầy bói thường nói những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, khi thấy tín chủ có điều kiện, nhiều thầy bói dọa những vận hạn năm mới và đưa lời đề nghị "giải hạn".
"Tình trạng "bói ra ma, quét nhà ra rác" luôn nở rộ vào những dịp cận Tết. Xưa, các cụ xem vận hạn chỉ mang sắc thái nhẹ nhàng "có thờ có thiêng, có kiêng, có lành". Nay, phong tục này bị biến tướng thành những hình thái rất cực đoan, lừa mị người tham gia thực hành tín ngưỡng văn hóa. Người dân cần tỉnh táo, tránh bị "móc túi" bởi những lời dọa dẫm vô căn cứ."- TS. Vịnh chia sẻ.
Cúc Đường - Mỹ Mỹ
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất