19/07/2014 07:11 GMT+7 | Đức
(lienminhbng.org) - Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, tờ Spiegel đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với đội trưởng đội tuyển Đức Philipp Lahm, người vừa tuyên bố chia tay sự nghiệp thi đấu quốc tế. Cuộc nói chuyện quay xung quanh chủ đề về sự kế thừa bóng đá qua 2 thế hệ mà Lahm đi qua.
Phóng viên (PV): Anh là một phần của thế hệ trẻ tài năng trong cuộc cách mạng bóng đá Đức. Nhưng bây giờ anh đã 30 tuổi, và giờ là thời điểm của lứa cầu thủ khác trưởng thành để “tiếp quản”. Có sự khác nhau nào giữa hai thế hệ không?
Lahm: Tất nhiên là có. Khi còn là một cầu thủ trẻ, tôi cũng được chứng kiến và học hỏi kinh nghiệm từ những cầu thủ đi trước. Ở vào thời của tôi, các cầu thủ trẻ không thực sự có nhiều cơ hội để tỏa sáng. Người ta vẫn tin tưởng vào những trụ cột giàu kinh nghiệm chinh chiến. Bản thân các cầu thủ ấy cũng ra sức bảo vệ chỗ đứng của mình mà vì vậy, mối quan hệ đồng nghiệp với nhau không thực sự tốt đẹp.
Anh có thể nói cụ thể hơn không?
Lahm: Bây giờ, độ tuổi trung bình khi thi đấu đỉnh cao thấp hơn trước. Bởi vậy, cơ hội cho các cầu thủ trẻ phấn đấu cho thứ hạng chuyên nghiệp của mình đơn giản hơn rất nhiều. Người ta đánh giá một cầu thủ trẻ qua những gì anh ta có thể làm chứ không phải anh ta bao nhiêu tuổi. Nếu anh ta có khả năng, anh ta sẽ được trao cơ hội.
Nghe gần giống như thiên đường vậy.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn thấy có khá nhiều cầu thủ trẻ thiếu sự tôn trọng dành cho lớp đàn anh. Như là khi họ có vẻ lười nhác trong việc thu lại các quả bóng trước và sau khi tập luyện. Tôi nghĩ, sự khiêm tốn sẽ là cần thiết cho những cầu thủ ấy để phát triển.
Anh đã cư xử như thế nào khi còn là một tân binh?
Khi chúng tôi chơi bài tập hâm nóng (hay còn gọi là “đá ma”), 5 người đứng thành 1 vòng tròn chuyền cho nhau và 2 cầu thủ ở giữa làm nhiệm vụ cướp bóng, tôi gần như không bao giờ có cơ hội tranh luận thẳng thắn với những cầu thủ lớn tuổi hơn mình. Tôi không thể nói rằng việc mất bóng là do anh ta kiểm soát bóng không tốt hay là tôi đã chuyền không giỏi. Bây giờ, mọi người đều bình đẳng nói ra suy nghĩ của mình.
Anh làm thế nào để kết thúc những cuộc tranh luận kiểu vậy?
Rất đơn giản, tất cả các cầu thủ đều phải 1 lần đóng vai trò là một “ma” trong vòng tròn đó để hiểu chuyện. Giao tiếp là điều quan trọng, bởi thế mà tất cả đều có quyền được nói một điều gì đó. Nhưng tất nhiên là cái gì cũng có giới hạn và trong một đội bóng, ta cũng cần sự phân cấp rõ ràng. Nếu không, cái tập thể ấy chỉ là một thứ hỗn loạn trên sân.
Những đồng đội trẻ tuổi của anh thường hỏi anh điều gì khi họ cần lời khuyên?
Hầu hết các câu hỏi đều là về bóng đá. Họ đều ý thức được về khả năng của họ. Thỉnh thoảng, họ sẽ đọc báo và biết rằng cánh phóng viên đã để ý họ thế nào. Những người đi tiệc tùng trước trận đấu đều được lên mặt báo cả.
Anh không cảm thấy mình là một đội trưởng nhàm chán hay sao? Một người đi ngủ lúc 9 giờ tối và không bao giờ đi tiệc tùng?
Tôi không nghĩ thế. Ít nhất tôi hy vọng là không.
Yến Nhi
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất