30/04/2014 09:16 GMT+7 | Thế giới
Vào những ngày Cách mạng Tháng Tám, gia đình anh đã may những lá cờ đầu tiên ở Hà Nội để có mặt trong rừng cờ trước Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 lịch sử.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thống nhất đất nước, 30/4/1975 - 30/4/2014, lienminhbng.org xin trân trọng giới thiệu những hình ảnh từ gia đình đặc biệt này:
Bản thân anh Phục đã sớm được tiếp xúc và làm cờ từ năm 1992 và anh là thế hệ thứ 4 trong gia đình gắn bó với nghề may cờ Tổ quốc.
Gia đình anh nhận may cờ Tổ quốc đủ mọi kích cỡ, tuy nhiên theo anh Phục cờ dù to hay nhỏ thì cũng phải tuân thủ theo chuẩn chiều ngang bằng 1/3 chiều dọc.
Tất cả những công đoạn làm cờ đều đòi hỏi sự chính xác cao nên người làm cờ phải thật sự khóe léo và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ mới làm ra lá cờ đẹp.
Anh Phục cho biết một số lá cờ cỡ lớn khách đặt mua nhà anh được dùng treo trên cột cờ Lũng Cú địa đầu Tổ quốc.
Những lá cờ sau khi được in ấn và may xong đều được đem ra phơi nắng.
Gia đình anh Phục, chị Duyên không chỉ may cờ mà còn in, thêu, phục chế cờ, sản xuất băng rôn, khẩu hiệu, in ấn măng đoàn đội, tất cả mọi công đoạn sản xuất ra thành phẩm đều hỏi hỏi sự khéo léo.
Thời điểm dịp, tết, Quốc khánh, 30/4… khách đặt nhiều hàng, gia đình chị Duyên phải thuê thêm 5, 6 người may gia công những công đoạn dễ. Trong ảnh: anh Nguyễn Văn Tâm bị tật về xương, sức khỏe yếu nhưng được vợ chồng Phục Duyên tạo điều kiện làm những việc đơn giản như cắt, là vải để có thêm thu nhập.
Chị Duyên chỉ dạy cô con gái công đoạn in ấn măng đoàn đội.
Sau khi in thêu cờ, cần phải mang phơi để lớp sơn trên vải khô.
Những khi không phải giúp bố mẹ, hai cậu con trai của gia đình anh Phục, chị Duyên lại có nhưng giây phút vui vẻ cùng những lá cờ.
Chiếc máy vắt sổ lâu đời vẫn gắn bó với anh Phục như một bằng chứng về nghề may cờ Tổ quốc truyền thống của gia đình anh.
Chu Hiền
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất