Tạp chí Nghiên cứu Văn học kỷ niệm 'tuổi 60'

19/06/2020 13:07 GMT+7 | Văn hoá

 (lienminhbng.org) - Ngày 18/6, Tạp chí Nghiên cứu Văn học đã tổ chức kỷ niệm 60 năm ra số đầu tiên (1960 - 2020) kèm theo đó là Hội thảo khoa học “60 năm Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Quá trình trưởng thành và định hướng phát triển".

73 tác phẩm được trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2019

73 tác phẩm được trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2019

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết, trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Là cơ quan ngôn luận, diễn đàn khoa học của Viện Văn học và là tạp chí khoa học chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học cũng là nơi công bố các kết quả học thuật của Viện cùng giới nghiên cứu, giảng dạy văn học trong nước và quốc tế.

Trong quá khứ, đội ngũ xây dựng nên Tạp chí Nghiên cứu Văn học là Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học tại chiến khu Việt Bắc (thành lập năm1953). Tạp chí chính thức đời vào tháng 1/1960 với tên gọi Nghiên cứu Văn học. Từ tháng 6/1963 đến tháng 12/2003, tạp chí đổi tên tên thành Tạp chí Văn học trước khi trở lại tên gọi cũ từ đầu năm 2004 đến nay.

Chú thích ảnh
Quang cảnh hội thảo "60 năm Tạp chí Nghiên cứu Văn học -
 Quá trình trưởng thành và định hướng phát triển"

Với 580 số xuất bản trong 60 năm qua, Tạp chí được đánh giá đã làm tốt nhiệm vụ được giao, đã đăng trên 9000 tiểu luận khoa học với chất lượng cao, góp phần định hướng tư tưởng học thuật qua các thời kỳ, đáp ứng xuất sắc nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa - văn học nước nhà. Những bài viết trên Tạp chí cũng gắn với tên tuổi nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong đời sống văn học, như: Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Hoài Thanh, Hà Minh Đức… 

  Trong giai đoạn hiện tại, Tạp chí Nghiên cứu Văn học chú trọng hướng tới các vấn đề khoa học cơ bản, chuyên sâu để có những đóng góp thiết thực vào đời sống văn học. Đặc biêt, bên cạnh các chuyên mục thường kỳ như lý luận, nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn cổ đại, cận đại, hiện đại, dân gian hay nghiên cứu văn học nước ngoài..., tạp chí tiếp tục khai thác có hiệu quả các mảng trao đổi ý kiến, văn học và nhà trường, đọc sách... để  góp phần tạo không khí sinh động và gần gũi hơn với đời sống văn học đương đại.

Phương Thảo

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm