18/11/2015 15:01 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Một câu hỏi đặt ra: Việt Nam có phải là đất nước tài nguyên thể thao mỏng?
Nhưng tại sao đến tận bây giờ, nền thể thao lẫn bóng đá nói riêng vẫn đang bê bết?
Đấy là câu hỏi khá đau lòng, bên cạnh sự trì trệ của giáo dục, du lịch, kinh tế, xuất khẩu,… cùng nhiều lĩnh vực khác.
Cần coi trọng phát triển nguồn nhân lực và nhân tài
Lãnh đạo ngành thể thao không khó hoạch định ra một chiến lược, tầm nhìn cho con tàu thể thao đất nước. Nhưng, vạch ra rồi đâu lại vào đó, đã là câu chuyện muôn thuở. Trên thực tế, đã có không ít chiến lược, tầm nhìn được phát kiến rồi để đó.
Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, sau hai năm thực hiện chưa tốt, là ví dụ gần nhất.
Suy cho cùng, nhân lực và nhân tài chính là nguồn tài nguyên quan trọng góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho quốc gia. Công tác đào tạo nhân lực, nhân tài, định hướng và phát triển nguồn tài nguyên cốt lõi này ở thể thao Việt Nam, nhất là bóng đá, luông trong trạng huống ăn xổi, hớt ngọn.
Không thể gặt hái thành tích đỉnh cao khi đang đứng trên một chân đế mong manh!
Ngay cả VFF, tổ chức này cũng luôn trong tình trạng khan hiếm nhân tài tham gia vào bộ máy điều hành nền bóng đá.
Cần lấy lại niềm tin
Sự phát triển trì trệ, cộng thêm cung cách điều hành, quản lý còn nặng nề bao cấp đã kéo theo niềm tin của xã hội cho bóng đá, cho thể thao xuống thấp. Có thể thấy việc xã hội hóa thể thao, xã hội hóa bóng đá gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc, sự xã hội hóa cũng chỉ ở mức ngắn hạn, thiếu bền vững.
Nhưng nếu đánh giá đúng, việc xã hội hóa thể thao và bóng đá không quá khó. Tiền các doanh nghiệp đầu tư cho bóng đá là rất lớn. Rất nhiều chiến dịch quan trọng của thể thao Việt Nam, kêu gọi sự chung tay của các Mạnh Thường Quân cũng dễ dàng đến không ngờ.
Vấn đề sau đó, các Mạnh Thường Quân thường rơi vào trạng thái “chán”!
Nói theo kiểu dân dã, “các ông” làm ăn còn kém, mất uy tín, chúng tôi không ngu ngốc đầu tư mãi!
Khá nghịch lý khi Giải U21 quốc tế sắp tới lại bỗng nhiên quan trọng với VFF đến thế. Đây là cơ hội vàng để ông Miura chốt quân chuẩn bị VCK U23 châu Á, diễn ra vào tháng 1 năm 2016. Đây là giải khơi nhiều nguồn hứng khởi, nhất là cầu thủ trẻ. Dân ta đã chán bóng đá chuyên nghiệp, chỉ còn quan tâm đến giải trẻ, cùng giải phong trào.
Càng nghịch lý khi VFF lại giải tán Giải U17 QG do họ tổ chức thường niên.
Nói về tâm huyết, không chỉ đồng nghiệp báo Thanh Niên, rất nhiều tờ báo khác cũng đã và đang chung tay cùng nền bóng đá, nền thể thao. Chung sức cùng thể thao Việt Nam chinh phục ASIAN Games và Para Games 2014 ( báo Thể thao & Văn hóa), Quả bóng Vàng (Sài Gòn Giải phóng), Giải thưởng fair play (Báo Pháp Luật TPHCM), Siêu Cúp (Tiền phong), Cúp Chiến thắng (Thể thao 24h). Một số báo địa phương cũng thường xuyên tổ chức các giải thể thao. Rồi BTV Cup… Đấy là những ngọn lửa, nhưng nhiều khi được nhen lên trong cô đơn!
Năm 2015 sắp khép lại, niềm vui quá ít. Để bầu chọn ra các ngôi sao sáng, các thần tượng đúng nghĩa trong lĩnh vực thể thao nước nhà, vẫn là bài toán hóc búa.
Tôi vẫn không tin tài nguyên thể thao Việt Nam là mỏng!
Hữu Qúy
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất