23/09/2021 16:29 GMT+7
(lienminhbng.org) - Chỉ vài năm trước, Barcelona vẫn còn giữ được vị thế một ông lớn không chỉ ở La Liga mà còn trên bình diện châu Âu. Vì đâu đội chủ sân Camp Nou rơi vào một cơn khủng hoảng đến mức đánh mất bản sắc như hiện tại?
KẾT QUẢ HÔM NAY - LỊCH THI ĐẤU - KÈO
Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá Tây Ban Nha La Liga vòng 6
* 00h30, 24/9: Granada vs Sociedad (ON Sports +)
* 00h30, 24/9: Osasuna vs Betis (ON Football)
* 03h00, 24/9: Cadiz vs Barcelona (ON Football)
Điều chắc chắn, đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất của Barcelona suốt hơn bốn thập kỷ qua. Nếu bạn hỏi mọi người về nguyên nhân cuộc khủng hoảng ấy, câu trả lời sẽ không hề đồng nhất một chút nào.
Thất bại, tài chính sa sút là bề nổi
28 nghìn cổ động viên hiện diện trên sân Camp Nou, những người đã phải thở dài ngao ngán với trận hòa Granada 1-1 hôm đầu tuần sẽ khẳng định đây là trận đấu tệ hại nhất của Barcelona. Hoàn toàn đúng, thầy trò Ronald Koeman phơi bày trần trụi những gì tệ hại nhất: Một tập thể không có trí khôn, chơi bóng trong nỗi sợ hãi, đánh rơi hoàn toàn sự tự tin và ý tưởng chơi bóng hoàn toàn chẳng tìm thấy đâu. Đó có lẽ là 90 phút tồi tệ nhất với những cổ động viên lâu năm của Barcelona vốn đã quen với những ngày tháng huy hoàng quá khứ.
Chừng đó đủ để HLV Koeman nên bắt đầu nghĩ đến việc tìm một bến đỗ mới. Nhưng Barcelona liệu đã sẵn sàng để tiễn vị HLV người Hà Lan lên đường ngay lúc này? Không dễ chút nào. Đội chủ sân Camp Nou chẳng biết đào đâu ra tiền đền bù hợp đồng nếu họ ra tay sa thải Koeman. Việc sa thải diễn ra vào lúc này cũng chẳng thích hợp chút nào, bởi trước mắt là hàng loạt trận đấu quan trọng ở La Liga lẫn Champions League. Mọi động thái thay tướng, kể cả là một HLV tạm quyền mới, đều mang đến rủi ro cao không kém việc đẩy Koeman ra đường.
Một số CĐV Barcelona lại quan tâm đến việc đội bóng đang vận hành tệ hại ra sao khi không còn bóng dáng của siêu sao Lionel Messi lần đầu tiên sau 17 năm. Những người khác chĩa mũi dùi vào các khoản nợ của đội chủ sân Camp Nou, từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Chừng đó đủ để trở thành quả bom phá hủy toàn bộ mọi kế hoạch phát triển của Barcelona. Mọi thứ càng trở nên tệ hại hơn sau những cuộc đấu khẩu căng thẳng giữa Chủ tịch Joan Laporta và HLV Koeman. Cụm từ khủng hoảng ở Barcelona xem chừng vẫn còn quá nhẹ nếu nhìn vào những gì đã, đang và sắp diễn ra ở đội bóng này.
Khi Laporta thắng cử để lần đầu làm chủ tịch Barcelona năm 2003, Barcelona chưa bao giờ có bất cứ một hợp đồng quảng cáo áo đấu nào trong lịch sử. Người đàn ông 59 tuổi này đã vận dụng cơ hội tranh cử để bắt đầu thử nghiệm ý tưởng vốn không mới với thế giới bóng đá nhưng lại lạ lẫm ở sân Camp Nou. Thay vì tìm một công ty tên tuổi để gắn vào chiếc áo đấu của mình, Barcelona năm 2006 lại đầu tư vào UNICEF, một tổ chức của Liên Hiệp Quốc, để đổi lại sự hiện diện hiếm thấy trong bóng đá của một tổ chức toàn cầu trên áo đấu. Gần đây nhất, cái tên hiện diện trên áo đấu của Barcelona là Rakuten, một đơn vị đã bắt đầu gắn với Barcelona từ mùa 2016-17.
Thật không may, tình hình lúc này đang ngày càng bất lợi cho Barcelona. Hợp đồng tài trợ áo đấu của Rakuten sẽ đáo hạn vào cuối mùa này. Quá ít dấu hiệu cho thấy hai bên sẽ tiếp tục gia hạn mối lương duyên. Mọi chuyện bắt đầu từ chuyến du đấu Nhật Bản mùa hè 2019. Một đoạn video cho tất cả thấy hai cầu thủ Ousmane Dembele và Antoine Griezmann đã có những lời lẽ không đúng mực với các nhân viên khách sạn trong tour du đấu, tạo ra làn sóng giận dữ không chỉ từ người dân Nhật Bản mà còn cả vị chủ tịch tập đoàn Rakuten, ông Hiroshi Mikitani. Ông này sau đó đã yêu cầu Barcelona xin lỗi và nhận trách nhiệm vụ việc này. Đó là một vết nhơ khiến phía Rakuten không còn hứng thú để kéo dài cơ hội gắn bó với Barcelona. Thật không may, đội chủ sân Camp Nou lúc này đang rơi vào những rắc rối về tài chính. Một trong hai kịch bản chờ đợi thầy trò Koeman mùa hè tới: 1) Barcelona sẽ phải chấp nhận một hợp đồng tài trợ với giá trị bèo bọt, dưới cả mức giá thị trường, 2) Chẳng một nhà đầu tư nào quan tâm đến đội chủ sân Camp Nou.
Khán giả quay lưng, bản sắc phai nhạt
Đấy mới chỉ là nỗi lo về tài chính. Còn một nỗi lo vô hình nhưng đáng ngại hơn cả: Sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Barcelona và các cổ động viên. Việc đội chủ sân Camp Nou chưa thể đón chào khán giả lấp đầy các khán đài là một câu chuyện dễ dàng được lượng thứ vì tác động của tình hình dịch Covid-19. Bản thân nhiều khán giả ngày càng gặp khó khăn về thu nhập để bỏ ra một số tiền theo dõi trực tiếp trên sân, cũng như một bộ phận khán giả lớn tuổi khó có thể đảm bảo sức khỏe để miễn nhiễm với dịch bệnh. Đáng lo ngại hơn, số lượng socio (hội viên Barcelona) ngày càng giảm đi trông thấy.
Không phải ngẫu nhiên Chủ tịch Laporta đã phải đăng một đoạn video trước trận đấu gặp Bayern Munich tại lượt trận đầu vòng bảng Champions League để kêu gọi sự ủng hộ của khán giả: “Đêm nay là một trận đấu ở Champions League. Tôi mong muốn các bạn đến để động viên HLV và các cầu thủ. Đó là một trong những ngày tôi muốn các bạn mang sức mạnh, nhiệt huyết và niềm tự hào trên chiếc áo Barcelona đến sân để khẳng định: Barcelona đã trở lại”. Thật không may, chút ngọn lửa trên khán đài Camp Nou đã không được đồng thanh tương ứng trên sân. Đội bóng của HLV Koeman thi đấu với tư duy phòng ngự chỉ để tránh một thảm bại như trận thua 2-8 cách đây một năm. Rốt cuộc, ban lãnh đạo Barcelona vẫn phải họp khẩn khi đội bóng của mình chịu trận thua cách biệt ba bàn, tỷ số không làm HLV Julian Nagelsmann và các cầu thủ Bayern Munich cảm thấy hài lòng. Kết cục? Chẳng có một cuộc đại phẫu nào hết, Chủ tịch Laporta lại một lần nữa ra lời kêu gọi các cules tiếp tục trung thành và ủng hộ đội bóng.
Đáng lo ngại hơn cả, bản sắc bóng đá, thứ đã làm nên thương hiệu của Barcelona, đang có dấu hiệu bị mai một thấy rõ. Suốt 20 năm qua, đội chủ sân Camp Nou không chỉ khiến cả thế giới bóng đá nể phục vì những danh hiệu đầy ắp phòng truyền thống, mà còn là việc họ tạo ra một thứ bóng đá riêng biệt, thứ bóng đá chỉ thuộc về đội chủ sân Camp Nou mà thôi. Thứ bóng đá đề cao kiểm soát bóng và chọn lựa vị trí trên sân đã được khơi nguồn từ huyền thoại Johan Cruyff, được tiếp nối qua rất nhiều triều đại và lên đến đỉnh cao cùng Pep Guardiola trước khi cơn thoái trào xuất hiện và dần dần bay màu qua những mùa giải gần đây.
Bao giờ Barcelona trở lại thời hoàng kim ngày nào? Một câu hỏi sẽ còn tạo ra vết thương khó chữa lành cho những người yêu mến đội chủ sân Camp Nou.
Vì sao Barcelona khó trở lại đỉnh cao nhanh? Sẽ không quá bất ngờ nếu Barcelona phải nhìn những PSG, Bayern Munich hay các CLB Premier League vượt mặt mình trong mùa này và những mùa kế tiếp. Đơn giản, như lời Xavi từng giãi bày trước đây, Barcelona thời đỉnh cao vượt trội đối thủ bằng thứ bóng đá tạm gọi là dành cho những cầu thủ trọng tâm thấp nhưng đầu óc vĩ đại. Vị HLV đương thời của CLB Al Sadd Qatar nêu nguyên tắc của lối chơi này là các cầu thủ phải biết giữ bóng, buộc đối thủ phải đuổi theo bóng, không được phép mắc bất cứ sai lầm dù là nhỏ nhất, giành lại quyền kiểm soát bóng thật nhanh sau khi để mất bóng và cuối cùng khiến đối thủ phát điên đến mức mất đi cái đầu lạnh. Việc tận dụng những khoảng trống trên sân, kiểm soát bóng và chuyền bóng ra sao là những tiêu chuẩn tối quan trọng trong lối chơi này khác hẳn với cách vận hành của Ronald Koeman mùa này. |
Đức Hùng
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất