10/09/2013 21:00 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Nhằm giúp khách tham quan có thêm hiểu biết về kỹ thuật chế tác, ý nghĩa sử dụng và giá trị nghệ thuật của đồ trang sức ở Việt Nam, Bảo tàng lịch sử quốc gia đang tổ chức trưng bày chuyên đề Trang sức cổ Việt Nam.
Triển lãm diễn ra từ ngày 30/8 tới hết tháng 12/2013.
Với 100 hiện vật tiêu biểu trong số hàng trăm hiện vật trang sức từ thời Tiền - Sơ sử (thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai, Óc Eo) cho đến đầu thế kỷ 20, triển lãm giới thiệu góc nhìn tổng quang về trang sức Việt qua ngàn năm lịch sử.
Từ thời Tiền sử, người Việt Nam đã biết chế tác, sử dụng đồ trang sức. Không chỉ dùng để làm đẹp, đồ trang sức còn mang ý nghĩa là vật hộ mệnh, biểu hiện sự tôn quý, khẳng định quyền lực và sự giàu có của chủ nhân, phục vụ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng…
Với nguồn nguyên liệu phong phú như vỏ nhuyễn thể, xương, sừng động vật, thủy tinh, đá quý, đồng, vàng, bạc..., dưới bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và khiếu thẩm mỹ tinh tế của người Việt Nam, đồ trang sức ngày càng trở nên tinh xảo và giàu tính nghệ thuật.
lienminhbng.org giới thiệu một vài hiện vật tại triển lãm:
Vòng tay làm từ đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 4000 - 3500 năm trước đây
Hạt chuỗi làm bằng đá ngọc, thuộc văn hóa Phùng Nguyên, khoảng 4000 - 3500 năm trước đây
Bao tay làm từ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 – 2000 năm trước đây
Bao tay đeo chuông nhạc, làm từ đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 – 2000 năm trước đây
Nhẫn chạm chữ Phạn, làm bằng vàng, thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ 7 – 8
Nhẫn vàng nạm ngọc, thuộc văn hóa Óc Eo, khoảng thế kỷ 7 – 8
Khuyên tai trang trí nhũ hoa làm bằng đồng, thuộc văn hóa Óc Eo, thế kỷ 4 – 6
Hoa tai bạc nạm đá quý, thế kỷ 19 - 20.
Dây chuyền bạc nạm đá quý thế kỷ 19 - 20
Trâm hình hoa đào bằng bạc thời Chúa Nguyễn, thế kỷ 18
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất