Thách thức trong phát triển giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

13/08/2024 10:24 GMT+7 | Bạn cần biết

Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam còn mới kéo theo những khó khăn trong hoạt động truyền thông, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và biến động, kiên định với mục tiêu kinh doanh và làm chủ công nghệ là chìa khóa thành công.

Đảng và Nhà nước ta xác định rõ vai trò quan trọng của thị trường giao dịch hàng hóa trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý là cơ hội phát triển

Trước tiên phải xây dựng thị trường giao dịch hàng hóa hiện đại, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia giao dịch, giảm rủi ro và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua thị trường giao dịch hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được các khách hàng lớn trên thế giới, tiếp cận thông tin, phân tích từ thị trường tài chính, hàng hóa thế giới từ đó có thể dự đoán xu hướng thị trường để tham gia đầu tư/ phòng ngừa rủi ro.

Mở rộng các sản phẩm phái sinh, đa dạng danh mục mặt hàng giao dịch, từ nông sản, năng lượng đến kim loại và các sản phẩm công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ giao dịch hàng hóa thế giới.

Một trong những thách thức khi phát triển thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam là hệ thống hành lang pháp lý. Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV là cơ sở để thị trường giao dịch hàng hóa có bước tiến đáng khích lệ.

Tuy nhiên, theo tình hình thực tế tại thị trường Việt Nam và những biến động trên thị trường thế giới, Bộ Công Thương đã có kế hoạch triển khai xây dựng Nghị định mới. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch hàng hóa tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Thách thức trong phát triển giao dịch hàng hóa tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Phạm Thành Trung - Phó tổng giám đốc HCT cho rằng, thị trường giao dịch chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình thế giới.

Cơ hội phát triển đặt ra nhiều thách thức

Trong tương lai, thị trường hàng hóa phái sinh tạo cơ hội kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư; là một kênh giúp bảo hiểm biến động giá cho các doanh nghiệp thương mại, sản xuất có sử dụng hoặc mua bán hàng hóa nguyên liệu; là cơ sở để nhà nông, nhà sản xuất hàng hóa nguyên liệu của Việt Nam tiếp cận người mua trên thế giới nếu đảm bảo các tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế.

Ông Phạm Thành Trung - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa TP Hồ Chí Minh - HCT đã mở ra bức tranh toàn cảnh về tình hình thế giới: "Kết thúc quý II/2024, kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến căng thẳng, tình hình địa chính trị thế giới ngày càng gay gắt. Năm 2024 là năm có nhiều cuộc bầu cử nhất từ trước đến nay, khoảng 1/2 dân số toàn cầu sẽ lựa chọn nhà lãnh đạo mới để định hướng và đại diện cho tiếng nói của người dân. Khi đó, tình hình địa chính trị thế giới trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ tiếp theo sẽ được định hình lại".

Đồng thời, thị trường giao dịch hàng hóa tại các cường quốc có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trong nước. Về thị trường Mỹ và Châu Âu, ông Nguyễn Hồng Quang - Giám đốc khối phân tích đầu tư HCT cho rằng: "Sự hồi phục kinh tế không quá tốt, nhất là châu Âu. Chính phủ các nước ở châu lục này và cả Mỹ phải tính đến việc sớm cắt giảm lãi suất để hỗ trợ cho nền kinh tế".

Trong khi đó tại Trung Quốc, quốc gia này đang chuyển đổi trọng tâm phát triển kinh tế từ lĩnh vực bất động sản sang công nghiệp và công nghệ cao. Bước đầu đã có thành tựu nhất định, song nội lực của Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực từ nguy cơ đổ vỡ của thị trường bất động sản, dẫn đến tâm lý và niềm tin tiêu dùng của người dân không ổn định. "Kinh tế Trung Quốc sau giai đoạn COVID-19 có phục hồi, tuy nhiên vẫn đang đối diện với nguy cơ giảm phát, sức tiêu dùng yếu và thị trường phát triển chậm", ông Nguyễn Việt Hùng - giám đốc trung tâm đào tạo HCT đưa ra nhận định.

Thách thức trong phát triển giao dịch hàng hóa tại Việt Nam - Ảnh 2.

Đội ngũ nhân sự chất lượng tại HCT theo đuổi mục tiêu vì lợi ích của khách hàng.

Mục tiêu lợi nhuận của khách hàng

Cơ hội phát triển của thị trường đặt ra nhiều thách thức. Lúc này, cần có một đơn vị cảnh báo trước những biến động, đưa ra những dự báo về thị trường và khuyến nghị đầu tư. Với kinh nghiệm và chuyên môn, đội ngũ chuyên gia tại Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa TP Hồ Chí Minh HCT hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch thông minh, chủ động, hạn chế rủi ro trong quá trình giao dịch.

Ông Trần Thanh Tùng - Giám đốc marketing HCT cho biết: "Chúng tôi áp dụng các công nghệ tiên tiến giúp khách hàng đăng ký tài khoản và tham gia giao dịch thuận tiện hơn. Cụ thể như đăng ký thông qua định danh điện tử e-KYC, sử dụng BOT tín hiệu trong giao dịch, tỷ lệ thắng của nhà đầu tư lên đến 70%".

HCT cập nhật liên tục thông tin trên website HCT.vn và tinhanghoa.vn, bản tin thị trường, những buổi livestream định kỳ và các sự kiện chuyên môn. Đơn vị sử dụng công nghệ hiện đại nhất, mới nhất như định danh điện tử eKYC, hệ thống chăm sóc khách hàng CIM, AI hỗ trợ đầu tư, đưa vào thử nghiệm và vận hành BOT đầu tư Hydra nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tất cả vì mục tiêu lợi nhuận và đồng hành cùng nhà đầu tư.

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm