Thành phố Montreal cấm sử dụng túi nilon đi mua hàng

25/02/2016 13:46 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Bắt đầu từ tháng 1/2018, các trung tâm thương mại, siêu thị, tiệm tạp hóa trong thành phố Montreal của Canada sẽ không được dùng túi nilon để chứa đồ cho khách hàng.


Túi nilon ngập tràn các bãi rác

Phóng viên TTXVN tại Canada dẫn thông báo của Thị trưởng thành phố Montreal Denis Corderre cho biết trong nỗ lực bảo vệ môi trường, chính quyền thành phố đã nhất trí thông qua quyết định cấm dùng các túi mua sắm (shopping bags) được làm bằng chất liệu nilon, mà thay vào đó là túi giấy dạng nhẹ dễ phân huỷ hoặc túi nhựa tổng hợp sử dụng nhiều lần.

Theo Thị trưởng Corderre, quy định này thể hiện quyết tâm của chính quyền và người dân Montreal đưa thành phố này trở thành một thành phố xanh, ít ô nhiễm môi trường. Việc cấm dùng túi nilon sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2018 nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở thương mại và cư dân trong thành phố có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ người dân vẫn có thể nói "Không" với túi nilon.

Montreal là thành phố đầu tiên ở tỉnh bang Quebec và Canada áp dụng lệnh cấm trên. Các quan chức Montreal nói rằng quyết định đã được thực hiện dựa trên các khuyến nghị của Ủy ban Môi trường thành phố.

Phía sau nụ cười là niềm đau

Phía sau nụ cười là niềm đau

Việt Nam đang là 1 trong 10 quốc gia có chất lượng không khí bẩn nhất thế giới và sẽ là 1 trong 10 nước bị thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu. Xin điểm qua những "niềm đau" ấy.

Theo số liệu do Greener Footprints, một nhóm vận động phi lợi nhuận vì môi trường có trụ sở tại tỉnh British Columbia công bố, mỗi năm cả nước Canada sử dụng khoảng 15 tỷ túi nilon. Nếu kết lại với nhau, số túi này sẽ đủ quấn 55 lần vòng quanh Trái đất.

Hiện nay, giấy và túi nilon chiếm khoảng 20% các loại chất thải sinh hoạt thu gom từ các hộ gia đình ở Canada. Chỉ có khoảng 8% chất thải nhựa được tái chế. Còn lại sẽ nằm trong số rác thải được chôn ở các bãi rác. Những túi nilon này tồn tại trong lòng đất năm này qua năm khác và phải mất 500 năm mới có thể phân huỷ hết.

P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm