Chuyện Hà Nội: 70 năm ký ức mùa Thu…

01/09/2015 05:08 GMT+7

(lienminhbng.org) - 70 năm trước, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám vĩ đại đã phá tan xiềng xích nô lệ đưa đất nước từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, nhân dân hoàn toàn được tự do.

Trong ký ức người Hà Nội những ngày tháng Tám sôi động và oanh liệt của 70 năm trước vẫn nguyên vẹn như mới ngày nào…

1. Cuộc khởi nghĩa và cuộc mít tinh của hàng vạn đồng bào Thủ đô ngày 19/8 đã đi vào lịch sử. Nơi ấy bây giờ là Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Tôi nhớ có lần đã đề xuất là nên dựng trên cái quảng trường lịch sử 19/8 một tượng đài lịch sử ghi dấu ngày trọng đại ấy, thay vì dựng tượng đài mang hình ngôi sao đồ sộ.

Nhà hát Lớn Hà Nội nơi diễn ra sự kiện tháng Tám trở thành di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, thì mọi công trình trong khu vực quản lý di tích phải có cơ chế đặc biệt… Chưa nói là di tích cuộc khởi 70 năm ký ức mùa Thu… nghĩa cướp chính quyền tại Bắc Bộ Phủ cũng cần được phục chế như vốn có, với cái vòm sảnh đặc biệt mang dấu ấn riêng.

Rồi Quảng trường Ba Đình 70 năm trước vọng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trước cuộc mít tinh lịch sử khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Tất cả là dấu ấn đặc biệt của lịch sử dân tộc cần được bảo tồn phát huy giá trị. Đó là những địa chỉ du lịch, những địa chỉ văn hóa, tại sao không?


Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ảnh: TTXVN

2. Ôn cố tri tân. Nhắc nhớ lịch sử để thêm tin yêu tự hào về Thủ đô mến yêu của mình. Tất nhiên, là để muôn đời cháu con tiếp nối truyền thống anh hùng mà xây dựng và bảo vệ Thủ đô và Tổ quốc thân yêu.

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, cùng với cả nước, Hà Nội lại lên đường góp phần vào cuộc trường kỳ chống thực dân Pháp 9 năm ròng rã. Và ngày 19/12/1946 đi vào lịch sử, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược, tô thắm thêm trang sử hào hùng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cả Hà Nội “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Người thành phố lại lưu luyến tiễn Trung đoàn Thủ đô vượt sông Hồng đi kháng chiến 9 năm góp phần làm nên một Chiến thắng Điện Biên “Lừng lấy năm châu/ Chấn động địa cầu”.

Hòa bình lập lại trên miền Bắc, Hà Nội đi đầu trong dựng xây kiến thiết lại thành phố thân yêu sau bao ngày bị giặc phá, nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất cho nền công nghiệp non trẻ.

Vừa tái thiết thành phố, lại phải đương đầu với chiến tranh phá hoại của Mỹ hòng hủy diệt Thủ đô: vừa xây dựng Thủ đô thành lá cờ đầu trong phát triển công nghiệp, đủ sức cùng các địa phương miền Bắc chi viện sức người sức của cho miền Nam đánh đuổi xâm lược Mỹ, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Đất nước hòa bình thống nhất, Hà Nội lại gương mẫu đi đầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển văn hóa.

3. Ngắm nhìn Hà Nội bây giờ lòng ta không vui sao được. Nhiều khu phố mới hiện đại, những công trinh cao ốc nguy nga mọc lên... Và di sản ngàn năm vẫn được trân trọng giữ gìn. Đi bên những tòa cao ốc nguy nga là bóng dáng cổ xưa vẫn còn.

Hàng ngàn đình chùa đền miếu vẫn được giữ gìn trân trọng, giữ gìn dấu tích lịch sử trong quá trình phát triển và đô thị hóa âu là một ứng xử khôn ngoan.

Mừng 70 lập nước, mừng Hà Nội 70 năm là Thủ đô, TP Vì hòa bình, xứng đáng là trái tim đất nước, lòng sao khỏi bâng khuâng ngậm ngùi trước bao nhiêu thăng trầm Hà Nội đã trải qua, trước biết bao hy sinh mất mát của người Hà Nội.

Tự sâu thẳm lòng mỗi người Việt Nam có một tình yêu dành cho Thăng Long - Hà Nội. Hà Nội mùa Thu luôn đẹp và đấy là cảm hứng cho biết bao tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội họa…

Tân Linh
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm