Anh cho rằng hiệu quả của vaccine Covid-19 giảm dần trước biến thể Delta

19/08/2021 14:29 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Kết quả nghiên cứu sức khỏe cộng đồng ở Anh cho thấy khả năng bảo vệ của hai loại vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhằm phòng ngừa biến thể Delta là Pfizer/BioNTech và AstraZeneca giảm sau 3 tháng tiêm mũi thứ 2. Nghiên cứu do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh phối hợp với Bộ Y tế và Chăm sóc sức khỏe Anh thực hiện và công bố mới đây.

Nga thử nghiệm kết hợp vaccine của AstraZeneca và Sputnik V    

Nga thử nghiệm kết hợp vaccine của AstraZeneca và Sputnik V    

Cơ quan đăng ký dược phẩm của Nga cho biết đã phê duyệt việc thử nghiệm lâm sàng kết hợp tiêm vaccine của AstraZeneca/Oxford với vaccine Sputnik V của Nga. 

Theo nghiên cứu, hai tuần sau khi tiêm liều vaccine thứ 2 của Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca, hiệu quả bảo vệ của vaccine đạt được lần lượt là 85% và 68%. Tuy nhiên, dựa trên hơn 3 triệu mẫu bệnh phẩm thu thập trên khắp nước Anh, Đại học Oxford phát hiện ra rằng sau 90 ngày kể từ khi tiêm mũi vaccine thứ 2 của Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca, hiệu quả của vaccine đã giảm xuống lần lượt là 75% và 61%.

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca (trái) và Pfizer-Biontech (phải) . Ảnh: AFP/TTXVN

Sự suy giảm hiệu quả vaccine thể hiện rõ rệt hơn ở những người từ 35 tuổi trở lên so với những người dưới độ tuổi này. Các nhà nghiên cứu không cho biết khả năng bảo vệ của vaccine sẽ giảm thêm như nào theo thời gian, song cho rằng hiệu quả phòng ngừa của cả hai loại vaccine trên là khoảng 4-5 tháng sau khi tiêm liều thứ 2. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca mà vẫn nhiễm biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cho người khác cao hơn so với những biến thể trước đây. Theo các nhà nghiên cứu, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm mạnh vì những người mắc bệnh dù đã tiêm đủ liều vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca có tải lượng virus tương tự như những người mắc bệnh mà chưa tiêm vaccine.

Kết quả nghiên cứu trên tương tự với kết quả phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, và được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch tiêm liều tăng cường (mũi thứ 3) cho người dân từ ngày 20/9 khi mà số ca nhiễm biến thể Delta đang ngày càng gia tăng. Tháng trước, Israel đã bắt đầu tiêm liều thứ 3 cho người dân sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech. Một số quốc gia châu Âu cũng dự kiến triển khai tiêm liều tăng cường cho người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém. 

Theo Pfizer/BioNTech, hiệu quả vaccine của hãng này giảm dần theo thời gian. Tháng trước, AstraZeneca cho biết đang xem xét thời gian bảo vệ của vaccine kéo dài bao lâu và liệu có cần tiêm liều bổ sung hay không để duy trì miễn dịch.

    Trần Quyên - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm