Thế giới chiêm ngưỡng 'trăng máu' dài nhất thế kỷ và sao Hỏa tỏa sáng gần cực đại

28/07/2018 11:05 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Ngày 27/7, người dân khắp nơi trên thế giới đã có cơ hội chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp mắt khi "trăng máu" - nguyệt thực dài nhất thế kỷ tỏa sắc đỏ huyền ảo trên bầu trời nhiều quốc gia và mưa sao băng Delta Aquarids. Hai hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này diễn ra trùng với giai đoạn sao Hỏa tiến tới vị trí gần Trái Đất nhất trong vòng 15 năm qua.

Nguyệt thực vào đêm 27/7 theo giờ chuẩn quốc tế GMT được giới khoa học đánh giá là nguyệt thực dài nhất thế kỷ, kéo dài từ 17h14' đến 23h28' (tức 0h14' đến 6h28' sáng 28/7 theo giờ Việt Nam) với thời gian lên tới 6 giờ 14 phút. Trong đó, giai đoạn toàn phần kéo dài từ 19h30' đến 21h13' theo giờ GMT (tức 2h30' đến 4h13' sáng 28/7 theo giờ Việt Nam). Các khu vực  quan sát rõ nhất gồm một phần phía Đông châu Âu, Tây và Nam Á, một phần Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. Không giống như nhật thực, người xem không cần đeo kính bảo hộ để quan sát cảnh tượng ngoạn mục này.

Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Warsaw, Ba Lan đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN

Cùng thời điểm này người dân còn có dịp chiêm ngưỡng hiện tượng sao Hỏa, thiên thể màu đỏ thứ 2, xuất hiện chếch phía dưới Mặt Trăng khi "trăng máu" đang nhạt dần. "Hành tinh Đỏ" sẽ vào giai đoạn tiến gần Trái Đất nhất trong suốt nhiều năm và lần đầu tiên đạt được độ sáng gần cực đại khi quan sát từ Trái Đất kể từ năm 2003. Những người đam mê thiên văn học tại Nam bán cầu có vị trí tốt nhất để chứng kiến cảnh tượng hiếm thấy này, đặc biệt tại Nam Phi, Australia và Madagascar.

Trước đó, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết sao Hỏa sẽ sáng nhất vào các ngày từ 27-30/7 và sẽ gần Trái Đất nhất vào ngày 31/7 với khoảng cách chỉ là 57,6 triệu km. Khi đó, việc quan sát "Hành tinh Đỏ" bằng kính viễn vọng hay mắt thường sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trăng máu hay còn gọi là nguyệt thực, là thuật ngữ chỉ hiện tượng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tuần tự nằm trên một đường thẳng khiến trong một khoảng thời gian của đêm trăng tròn, Mặt Trăng chịu ảnh hưởng bởi bóng Trái Đất hắt lên bề mặt và chuyển sang màu đỏ như máu. Khác với nhật thực, nguyệt thực chỉ được chiêm ngưỡng ở một phần thế giới nằm ở các múi giờ mà ban đêm trùng khớp với thời điểm 3 hành tinh nằm trên một đường thẳng. 

Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại thị trấn La Puente, đảo Tenerife, Tây Ban Nha đêm 27/7. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Melbourne, Australia đêm 27/7. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chú thích ảnh
 Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Bethlehem, Khu Bờ Tây đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Bethlehem, Khu Bờ Tây đêm 27/7. Ảnh:THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Jerusalem đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
 Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Nam Tangerang, Indonesia đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Cairo, Ai Cập đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát tại Baghdad, Iraq đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát từ huyện Ganzi, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đêm 27/7. Ảnh: THX/ TTXVN
Chú thích ảnh
Nguyệt thực toàn phần được quan sát từ Seongnam, phía đông bắc thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 28/7. Ảnh: YONHAP/ TTXVN
Chú thích ảnh
Hiện tượng nguyệt thực một phần nhìn từ tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Ảnh: Duy Khương – TTXVN
Chú thích ảnh
Ảnh: Duy Khương – TTXVN
Chú thích ảnh
Ảnh: Duy Khương – TTXVN
Chú thích ảnh
Ảnh: Duy Khương – TTXVN
Chú thích ảnh
Ảnh: Duy Khương – TTXVN

 

Việt Nam sẽ được xem 'trăng Máu' dài nhất thế kỷ 21 trong tháng 7 này

Việt Nam sẽ được xem 'trăng Máu' dài nhất thế kỷ 21 trong tháng 7 này

Trong tháng 7 năm nay, người yêu thiên văn học có thể được chứng kiện sự kiện hiếm gặp, đó là Mặt Trăng Máu kéo dài nhất trong thế kỷ 21.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm