Canada xin lỗi vì chính sách 'tẩy chay người đồng tính'

26/06/2017 07:20 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Trong thời Chiến tranh Lạnh, hàng trăm người đồng tính nam và nữ đã mất việc trong chính phủ và quân đội do khuynh hướng tình dục của họ sau khi bị thẩm vấn, sách nhiễu dưới chiến dịch “tẩy chay người đồng tính” của an ninh quốc gia.

Năm 1986, Simon Thwaites được triệu tới cuộc họp với cơ quan điều tra đặc biệt của Lực lượng Vũ trang Canada (CAF).Các nhà điều tra đã thẩm vấn sĩ quan hải quân về tình trạng HIV của ông – dương tính, nhưng không có triệu chứng. Rồi họ yêu cầu ông chỉ ra những bạn bè và thành viên quân đội khác là người đồng tính.

Bị gây khó dễ

Sau buổi họp, Thwaites bị giáng chức.Sĩ quan chỉ huy đề nghị ông rời khỏi quân đội vì khuynh hướng tình dục của ông. Năm 1989, ông bị giải ngũ vì lý do sức khỏe. Ông mất việc, nhà và xe.

Chú thích ảnh
"Máy trái cây" để phát hiện người đồng tính của chính phủ Canada

Mãi tới năm 1994, khi một cơ quan chuyên trách về nhân quyền mới phát hiện rằng quân đội cần cung cấp dịch vụ y tế cho Thwaites vì tình trạng HIV của ông, ông mới nhận được bồi thường, nhưng không có tiền cấp dưỡng hay bảo hiểm y tế.

Thwaites chỉ là một trong hàng trăm quân nhân và nhân viên chính phủ Canada bị đuổi việc vì khuynh hướng tình dục, nhưng trường hợp của cựu quân nhân 55 tuổi này được ghi chép rõ ràng nhất. Nhiều năm sau đó, Thwaites nói rằng ông vẫn còn rất tức giận vì chuyện này.

Cuối năm nay, chính phủ Canada sẽ phải xin lỗi Thwaites và những người trong cơ quan công vụ liên bang, Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Canada và CAF – những người bị thẩm vấn, gây khó dễ từ những năm 1950 tới 1990 vì giới tính của họ.

Khi lời xin lỗi này tới, theo Thwaites, nó rất quan trọng bởi nó “xác nhận một lần nữa rằng chúng tôi không khiếm khuyết, chẳng có sai trái khủng khiếp nào trong chúng tôi cả”.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tham gia diễu hành ủng hộ người đồng tính

Từng bị coi là “mối rủi ro an ninh”

Thời chiến tranh Lạnh, người đồng tính phục vụ trong các cơ quan nhà nước bị cho là mối rủi ro an ninh. Không có con số chính thức được đưa ra nhưng hàng trăm người được cho là đã mất việc vì lý do này trong bốn thập kỷ qua. Nhiều người khác bị giáng chức, chuyển công tác hoặc không thể thăng tiến. Một số phải lựa chọn hoặc bị sa thải hoặc phải đi điều trị tâm thần.

Trong một nỗ lực kỳ quái những năm 1960, chính phủ Canada đã cố gắng phát triển một công cụ gọi là “máy trái cây”. Đây là một máy dò thô sơ do Frank Robert Wake phát minh, nhằm phát hiện những người đồng tính bằng cách giám sát sự giãn nở đồng tử khi cho người này xem các nội dung khiêu dâm.

Năm 1992, cựu quân nhân Michelle Douglas đã giúp chấm dứt các chính sách phân biệt đối xử với người đồng tính.  Sau khi bị sa thải vì là đồng tính nữ, bà Douglas đã ra yêu cầu bồi thường và yêu cầu thay đổi quy định.

Bốn năm sau, Đạo luật Nhân quyền Canada đã sửa đổi để thêm vào các vấn đề về khuynh hướng tình dục.Tháng này, Canada đã thêm nhận dạng giới tính và khuynh hướng tình dục vào Đạo luật.

Đòi bồi thường

Thwaites là một phần của vụ kiện chống chính phủ liên bang phân biệt đối xử. Các luật sư đại diện cho người đi kiện nói rằng lời xin lỗi và biện pháp khắc phục đưa ra quá chậm trễ.

VIDEO: Hàng ngàn người diễu hành chống kỳ thị người đồng tính

VIDEO: Hàng ngàn người diễu hành chống kỳ thị người đồng tính

Hàng ngàn người đã tham gia vào cuộc diễu hành với phần lớn là các thanh thiếu niên đến từ những chủng tộc khác nhau, các cặp đôi đồng tính và những người chuyển giới...

Một trong các luật sư, Douglas Elliott, ước tính có tới 10.000 người khắp cả nước có thể coi là một phần của vụ kiện, rằng “con số đền bù thích đáng vào khoảng 1 tỷ đô Canada” (khoảng 757 triệu USD).

Đầu tháng này, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết chính phủ không chỉ chính thức ra lời xin lỗi mà còn xóa hồ sơ kết án của những người bị án vì giới tính của họ.

Theo cố vấn đặc biệt của ông Trudeau, Randy Boissonnault, lời xin lỗi được đưa ra vào cuối năm vì chính phủ muốn có thêm thời gian để tham vấn rộng rãi, đảm bảo nó được diễn ra đúng đắn.

Giả Bình (Theo BBC)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm