Châu Âu đứng đầu thế giới về số ca tử vong do dịch Covid-19

29/08/2021 22:06 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 (giờ Việt Nam) ngày 29/8, thế giới đã ghi nhận 216.933.919 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.511.429 ca tử vong.

Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới

Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 ngày 29/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 216.747.934 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.507.840 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 193.674.666 người.

Đến thời điểm hiện tại, đã có193.865.950 bệnh nhân bình phục và vẫn còn 18.556.540 bệnh nhân đang phải điều trị.    

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 39.617.417 ca mắc và 654.381 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 32.695.030 ca mắc và 437.860 ca tử vong; Brazil xếp thứ ba khi ghi nhận tổng cộng 20.728.605 ca mắc và 579.052 ca tử vong. Xét về khu vực, châu Á đứng đầu thế giới về số ca mắc và đứng thứ hai về số ca tử vong. Trong khi đó, châu Âu đứng đầu thế giới về số ca tử vong với và đứng thứ hai thế giới về số ca bệnh.   

Tại châu Á, tình hình dịch bệnh tại khu vực Đông Nam Á vẫn diễn biến phức tạp khi nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao.  Bộ Y tế Philippines thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên mức 1.954.023 ca sau khi ghi nhận thêm 18.528 ca mắc mới, mức cao thứ nhì theo ngày kể từ khi đại dịch bùng phát tại đây. Biến thể Delta cùng với việc người dân di chuyển nhiều và không tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch là những yếu tố khiến số ca mắc tại Philippines tăng mạnh với số ca lây nhiễm mới trung bình vượt mốc 12.500 ca/ngày kể từ đầu tháng 8. Hiện có hơn 70 khu vực, gồm Vùng đô thị Manila, đang ở mức cảnh báo cấp độ 4 về dịch bệnh.    

Tính đến 26/8, Philippines đã tiêm gần 32 triệu liều vaccine với 13,5 triệu người đã tiêm đủ liều. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người trong tổng số 110 triệu dân trong năm nay.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN

Biến thể Delta cũng trở thành mối quan ngại của Campuchia khi nước này tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc biến thể nguy hiểm này. Bộ Y tế Campuchia thông báo đã ghi nhận 218 ca mắc biển thể nguy hiểm này trong 24 giờ qua. Tổng số ca mắc biến thể Delta tại Campuchia cho tới này lên tới 1.752 ca. Đáng chú ý, thủ đô Phnom Penh ghi nhận khoảng 82 ca, số còn lại tập trung tại 22 tỉnh. Tới nay, hai tỉnh Kep và Kratie chưa ghi nhận ca mắc biến thể Delta.   

Campuchia thông báo đã ghi nhận tổng cộng 438 ca mắc mới và 11 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca bệnh tại nước này lên 92.208 ca và 1.881 ca tử vong. Khoảng 10,44 triệu người, tương đương 65,25% dân số Campuchia, đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong khi đó 8,34% đã hoàn thành tiêm chủng.   

Tại Lào, Bộ Y tế nước này thông báo trong 24 giờ qua, đã ghi nhận 195 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 97 ca nhập cảnh được cách ly ngay.   

Chú thích ảnh
 Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngừa COVID-19 lây lan tại khu vực đông dân cư ở Nam Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN

Tổng cộng 12 tỉnh/thành phố của Lào đã ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Đáng chú ý, Savannakhet vẫn là tỉnh có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng nhất cả nước - với 57 ca, tiếp đến là tỉnh Bokeo với 15 ca. Những ca còn lại ghi nhận rải rác tại một số tỉnh khác của nước này.     

Bộ Y tế Lào cho biết thủ đô Viêng Chăn đã ghi nhận 12 ca lây nhiễm trong cộng đồng chỉ trong một ngày, khiến số khu vực được quy định là vùng đỏ tăng cao trở lại. Đặc biệt, các ca mắc bệnh ở thủ đô Viêng Chăn có lịch sử di chuyển nhiều nơi, làm gia tăng cao nguy cơ lây nhiễm. Trước tình hình này, cơ quan y tế khuyến cáo người dân có triệu chứng của bệnh COVID-19 cần tới các trung tâm dã chiến hoặc các bệnh viện tuyến trung ương để xét nghiệm sớm và điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm ra cộng đồng.   

Cùng ngày, Thái Lan thông báo đã ghi nhận 16.536 ca mắc mới và 264 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên mức 1.174.091 ca, trong đó có 11.143 ca tử vong. Riêng thủ đô Bangkok và 5 tỉnh lân cận ghi nhận gần 7.000 ca mắc mới. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên số ca mắc mới theo ngày tại Thái Lan xuống dưới mốc 17.000 ca kể từ ngày 29/7. Số ca mắc mới tại Thái Lan đang có chiều hướng giảm trong bối cảnh chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine. Cho tới nay. khoảng 11% trong hơn 66 triệu dân số Thái Lan đã tiêm đủ liều.    

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore ngày 6/11/2020. Ảnh AFP/TTXVN

Bất chấp dịch bệnh phức tạp, Cơ quan hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) thông báo chính phủ nước này sẽ cho phép nối lại một số chuyến bay nội địa đến và đi từ Bangkok và một số khu vực có nguy cơ cao khác kể từ ngày 1/9 nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế. CAAT nêu rõ những chuyến bay này chỉ được phép hoạt động 75% công suất và các hành khách phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch như có chứng nhận đã tiêm vaccine và có kết quả xét nghiệm COVID-19. Các hãng hàng không gồm Asia Aviation và Bangkok Airways đã thông báo nối lại một số chuyến bay nội địa từ tuần tới.    

Liên quan đến vấn đề tiêm chủng, Singapore đã trở thành nước có tỷ lệ tiêm  vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới với 80% dân số nước này đã được tiêm đầy đủ. Trong thông báo ngày 29/8, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết “đảo quốc sư tử” đã hoàn thành việc tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 cho 80% trong tổng số 5,7 triệu người dân nước này.  Giới chức Singapore thông báo sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch sau khi đạt cột mốc tiêm ngừa COVID-19 cho 80% dân số.    

Hiện giới chức y tế nước này đang cân nhắc khởi động chiến dịch tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 bổ sung trong thời gian tới và có thể sẽ tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi vào đầu năm 2022.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Bộ Y tế Nhật Bản đang cân nhắc khả năng tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau nhằm giảm bớt quan ngại về nguồn cung và đẩy nhanh chương trình tiêm chủng tại quốc gia này. Chương trình tiêm chủng của Nhật Bản hiện chủ yếu sử dụng vaccine của hãng dược Pfizer và hãng Moderna. Vaccine của hãng AstraZeneca được sản xuất tại Nhật Bản đã được cấp phép hồi tháng 7 để tiêm cho đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Tính đến ngày 26/8, có 43,5% dân số Nhật Bản đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.

Trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc việc tiêm mũi tăng cường, Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm chủng Taro Kono cho biết một khi được thông qua, việc tiêm mũi thứ ba có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10 đối với các nhân viên y tế, và từ tháng 1 hoặc tháng 2/2022 đối với những người từ 65 tuổi trở lên. Ông khẳng định Nhật Bản đã có đủ nguồn cung vaccine để thực hiện chương trình này.   

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Norihisa Tamura cho rằng“căn cứ vào tình hình hiện tại, có vẻ rất khó” để kết thúc đúng thời hạn tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại 21 trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản. Trong các điều kiện để dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, số ca nhiễm COVID-19 trong ngày tại thủ đô Tokyo phải dưới 500 ca. Tuy nhiên, trong ngày 29/8, thủ đô của Nhật Bản ghi nhận 3.081 ca nhiễm mới và không có dấu hiệu sẽ sớm hạ nhiệt.     

Chú thích ảnh
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Turin, Italy . Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Đức, ít nhất một vùng tại nước này đang có kế hoạch áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với những người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh Đức đang đối mặt với làn sóng đại dịch thứ 4.  Cơ quan xã hội của bang miền Nam Baden-Wuerttemberg mới đây đề xuất cấm những người trưởng thành chưa tiêm vaccine được vào nhà hàng hay đi xem biểu diễn cùng nhau, đồng thời hạn chế giao tiếp giữa những người này.       

Đến nay, khoảng 60% dân số Đức đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Để khuyến khích thêm nhiều người đi tiêm vaccine, chính phủ Đức cho biết sẽ dừng xét nghiệm miễn phí từ ngày 11/10, ngoại trừ đối với trẻ em, phụ nữ có thai và những đối tượng không được khuyến nghị tiêm vaccine.   

Liên quan đến các biện pháp phòng dịch, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo sẽ nối lại việc cấp thị thực cho tất cả du khách đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 kể từ ngày 30/8. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại quốc gia vùng Vịnh này đã giảm xuống dưới mức 1.000 ca/ngày trong tuần qua, lần đầu tiên trong nhiều tháng qua.    

Chính quyền bang Victoria, Australia để ngỏ khả năng gia hạn lệnh phong tỏa tại Melbourne và bang này trong bối cảnh toàn bang đang nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19 do biến thể Delta. Dự kiến, lệnh phong tỏa, vốn có hiệu lực trong 4 tuần- sẽ chấm dứt vào ngày 2/9, song Thủ hiến bang Victoria Dan Andrews cho rằng điều này là không thể khi khi bang này ghi nhận 92 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm