'Đám mây phóng xạ' sẽ lan tới đâu nếu Mỹ tấn công Triều Tiên?

17/04/2017 11:59 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Các nhà khoa học hạt nhân của Nga đang nghiên cứu những rủi ro tiềm ẩn gắn với cuộc tấn công phủ đầu mà Mỹ có thể giáng vào CHDCND Triều Tiên.

Trong cuộc phỏng vấn của giới truyền thông Nga, thành viên Hội đồng Xã hội của của Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM), Giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga Vladimir Kuznetsov nhận định rằng trong trường hợp diễn biến tiêu cực, đám mây phóng xạ không đe dọa Nga, nhưng có thể ảnh hưởng đến Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Chuyên gia Kuznetsov nói: "Thậm chí nếu xem xét kịch bản tiêu cực nhất liên quan vụ tấn công không cân nhắc của Mỹ giáng vào trung tâm hạt nhân ở Yongbyon, nơi chế xuất vật liệu phân hạch hạt nhân và bố trí các lò phản ứng đang hoạt động do Liên Xô trước đây cung cấp từ những năm 50, thì đối tượng hứng chịu mối đe dọa ô nhiễm hạt nhân không những trước hết là lãnh thổ Triều Tiên mà còn cả địa bàn Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc".

Vì sao tên lửa Triều Tiên nổ ngay sau khi rời bệ phóng?

Vì sao tên lửa Triều Tiên nổ ngay sau khi rời bệ phóng?

Một cựu ngoại trưởng Anh ngày 16/4 đã đưa ra giả thuyết lý giải tại sao tên lửa Triều Tiên phát nổ chỉ vài giây sau khi được phóng lên.


Chuyên gia này còn phân tích về bụi phóng xạ, thì ở vùng Viễn Đông "cơn gió hồng" như vậy thường thổi từ Trung Quốc và sa mạc Gobi về phía Thái Bình Dương, do đó ngay cả trong trường hợp kịch bản kinh khủng nhất, đám mây phóng xạ cũng không bay theo hướng Nga, và bụi phóng xạ có thể rơi xuống Thái Bình Dương.

TTXVN/Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm