Giải mã ‘cổng địa ngục’ 2.000 năm tại thành phố cổ Thổ Nhĩ Kỳ

12/03/2018 10:43 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Hai ngàn năm trước, du khách cổ đại đổ xô tới ngôi đền Hy Lạp-La Mã ở thành phố cổ Hierapolis (tây nam Thổ Nhĩ Kỳ) nằm trên đỉnh một hang động được lan truyền là cánh cổng dẫn xuống địa ngục.

Chú thích ảnh
Hình minh họa khí độc phát ra từ cửa hang Plutonium.

Họ đến chứng kiến hiện tượng bất ngờ khi các loài vật, từ chim cho đến thú, cứ đi vào hang sẽ lăn ra “chết”. Hang động này được đặt tên "Plutonium" theo tên gọi của Thần Pluto – thần cai quản địa ngục – với lí do “hơi thở chết chóc” tại đây sẽ tiêu diệt toàn bộ sinh vật ở trong phạm vi hang động, ngoại trừ các cha xứ 'miễn dịch' – những người đem các con vật vào hang tế lễ mà không ai bị làm sao.

Chú thích ảnh
Cổng xuống địa ngục.

Nhà sử học – tác gia người La Mã cổ Pliny the Elder miêu tả hiện tượng này là “công việc của Charon” - người lái đò đưa người chết vượt dòng sông oan hồn Acheron xuống địa ngục theo thần thoại Hy Lạp.

Tuy nhiên, hai nghìn năm sau, các nhà khoa học hiện đại đã đưa ra lời lí giải cho hiện tượng bí ẩn trên và kết luận nó không phải là hiện tượng siêu nhiên.

Chú thích ảnh
Kiến trúc quần thể đền Appllo xây trên hang.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây công bố trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ học và Nhân chủng học xuất bản vào tháng 2, một vết nứt trên bề mặt đất, ở phía dưới hang động, sản sinh ra khí carbon dioxit (CO2) với liều lượng cao có thể gây chết người.

Sử dụng máy phân tích khí di động, nhà nghiên cứu và đội của ông đã tìm thấy khí CO2 đạt mức từ 4-53% tại cửa hang, và thậm chí lên tới 91% phía sâu trong hang – liều lượng vượt mức có thể giết chết sinh vật sống.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, nhà nghiên cứu Pfanz giải thích: “Các vấn đề xảy ra đối với động vật có vú (bao gồm con người) bắt đầu từ mốc 5%. Khi tiếp xúc với liều lượng 7% trong khoảng thời gian dài, các loài động vật sẽ có các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt, nhip tim tăng… Số phần trăm CO2 cao hơn nữa thì gây ra tình trạng ngạt thở do thiếu oxy, không có oxy chứa trong máu chuyển lên tế bào não hoặc các bộ phận cơ thể.

Chính vì vậy những con vật đi vào trong hang không còn kết cục nào khác ngoài cái chết. Trong thời gian nghiên cứu, đội của Pfanz đã tìm thấy một vài con chim, chuột và hơn 70 con bọ cánh cứng chết trong hang.

Hiện tại thành phố cổ Hierapolis vẫn trở thành một trong những tụ điểm thu hút hàng ngàn khách du lịch không chỉ vì hang động Plutonium mà còn do nơi đây có suối nước nóng.

Để lí giải cho bí ẩn vì sao các vị cha xứ đưa các loài động vật vào đây thì chỉ có các con vật bị ảnh hưởng, còn người thì không sao, nhóm nghiên cứu của Pfanz cho rằng nguyên nhân là do chiều cao.

Khí CO2 nặng hơn O2, nên tầng khí này ở dưới và gần mặt đất hơn. Khi con người và con vật vào hàng cùng nhau, do con người cao hơn, nên phần mũi tiếp xúc của con người với tầng khí CO2 bay là là ở dưới cũng xa hơn. Trong khi đó, phần mũi của các vật ở tầm thấp và dễ bị ngạt CO2.

Không chỉ có vậy, rất có thể các vị cha xứ đó đã nhận ra có khí CO2 trong hang và mức độ tập trung của khí này trong ngày có sự dao động. Khí CO2 dày đặc nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, vì ban ngày ánh sáng mặt trời giúp phân tán chất khí này.

Thổ Nhĩ Kỳ tưởng niệm người cảnh sát dũng cảm

Thổ Nhĩ Kỳ tưởng niệm người cảnh sát dũng cảm

Ngày 6/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành lễ tưởng niệm cảnh sát giao thông Fethi Sekin và nhân viên tòa án Musa Can, hai người đã thiệt mạng khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở thành phố Izmir, miền Tây nước này.

Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm