Lệnh cấm vận của Mỹ khiến Cuba thiệt hại gần 1.000 tỷ USD

06/06/2019 10:46 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Cuộc bao vây cấm vận kinh tế - thương mại - tài chính của Mỹ trong gần 60 năm qua đã gây ra cho Cuba những thiệt hại vật chất trị giá 933 tỷ USD ở thời giá hiện tại - sau khi đã tính mức trượt giá của đồng USD với vàng trong khoảng thời gian trên. Đây là con số do Bộ Ngoại thương và đầu tư nước ngoài Cuba (Mincex) công bố ngày 5/6.

Cuba và Mỹ khánh thành trung tâm bảo tồn di sản của đại văn hào Ernest Hemingway

Cuba và Mỹ khánh thành trung tâm bảo tồn di sản của đại văn hào Ernest Hemingway

Phóng viên TTXVN tại La Habana đưa tin, ngày 1/4, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Cuba và Quỹ hoạt động văn hóa Finca Vigia, có trụ sở tại Boston (Mỹ), mới đây đã khánh thành trung tâm khôi phục và bảo tồn di sản văn học của đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway tại thủ đô La Habana của Cuba.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong bài viết trên tài khoản Twitter, Bộ trưởng Mincex Rodrigo Malmierca đã chỉ trích các biện pháp mà Washington công bố một ngày trước đó nhằm siết chặt hơn nữa vòng kiềm tỏa kinh tế này. Ông đồng thời nhấn mạnh bất chấp những biện pháp thù địch này, nhân dân Cuba sẽ đứng vững và theo đuổi con đường mình đã chọn.

Chú thích ảnh
Khách du lịch tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/ TTXVN

Những biện pháp trừng phạt mới nhất của Washington chống La Habana bao gồm việc cấm công dân Mỹ tới Cuba “vì mục đích giáo dục và theo nhóm” - hình thức vẫn thường được các hãng lữ hành Mỹ đăng ký cho khách của mình tới thăm “hòn đảo tự do”, đồng thời cấm các chuyến bay tư nhân hay liên doanh với Mỹ tới Cuba. Ngoài ra, Mỹ cũng cấm các công ty nước này xuất khẩu thuyền và máy bay sang Cuba.

Hồi đầu tháng 5, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cũng lần đầu tiên áp dụng toàn phần Mục 3 của Luật Helms-Burton, qua đó cho phép công dân Mỹ được khởi kiện đòi bồi thường tại tòa án nước này bất kỳ cá nhân và tổ chức nào, kể cả thuộc nước thứ 3, đầu tư hoặc thuê sử dụng các tài sản tại Cuba do Chính phủ Cuba quốc hữu hóa sau khi cách mạng thành công ngày 1/1/1959.

La Habana đã nhiều lần khẳng định các hành động này nằm trong chiến lược của Washington nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Cuba, đặc biệt là để phá hoại hoạt động đầu tư nước ngoài và du lịch - hai trong số các ngành kinh tế năng động nhất của “hòn đảo tự do”.

Lê Hà - TTXVN

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm