Thực hư chuyện Mỹ 'ép' Ai Cập thu lô vũ khí lậu 23 triệu USD của Triều Tiên

04/10/2017 12:17 GMT+7 | Trong nước

(lienminhbng.org) - Giới chức cảng Ai Cập vừa thu giữ một tàu chở hàng của Triều Tiên trên đó chất đầy súng phản lực chống tăng (RPG) có tổng trị giá lên tới 23 triệu USD.

Theo Đài phát thanh Sputnik, tàu Triều Tiên – Jie Sun khi đi qua Kênh Suez thì bất ngờ bị lực lượng hải quân Ai Cập áp sát và ập vào. Cơ quan này, được cho là nhận tin tình báo từ Mỹ, đã phát hiện ra có khoảng 30.000 chiếc súng RPG giấu kín.

Tàu Jie Shun lúc đó đang trên đường vận chuyển tới một người mua chưa rõ danh tính. Các nhà điều tra Liên hợp quốc cho biết họ nghi ngờ người mua là một doanh nhân Ai Cập với mục đích muốn bán súng RPG cho quân đội nước này. Vẫn chưa rõ liệu những tay buôn người Triều Tiên kia đã nhận được khoản trả lô hàng này hay chưa.

Chú thích ảnh
Tàu chở hàng Velox trước khi bị đổi tên thành Jie Shun. Ảnh: fleetmon.com

Các nhà điều tra Liên hợp quốc (LHQ) cũng cho biết thêm sự kiện lần này là “lần thu giữ vũ khí lớn nhất trong lịch sử kể từ khi trừng phạt Triều Tiên”.

Theo LHQ, lần thu giữ vũ khí lần này đã gây ra căng thẳng giữa hai đồng minh Washington và Cairo, đặc biệt là khi Mỹ cáo buộc Ai Cập có quan hệ hợp tác ngầm với Triều Tiên.

Giới chức Mỹ tuyên bố Washington đã báo cho Cairo về lần buôn lậu này để buộc họ phải có hành động, nếu không Ai Cập sẽ hoàn toàn có thể phủ nhận không biết gì về chuyến hàng.

Trong một tuyên bố đáp trả lại lời cáo buộc thông đồng với quốc gia Đông Bắc Á đang bị trừng phạt kia, Đại sứ quán Ai Cập ở Washington khẳng định: “Ai Cập sẽ tiếp tục tuân thủ theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề hạn chế mua vũ khí từ Triều Tiên”.

Trước đó, có một vài nước cũng bị cáo buộc mua vũ khí truyền thống từ Bình Nhưỡng, trong đó có Cộng hòa Congo, Iran, Iritrea, Syria và Uganda. Tuy nhiên, tất cả những nước đó đều đang bị Mỹ trừng phạt.

Ông Donald Trump thừa nhận 'chịu thất bại' khi đối thoại với Triều Tiên

Ông Donald Trump thừa nhận 'chịu thất bại' khi đối thoại với Triều Tiên

Ngày 1/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên trang Twitter cá nhân rằng các cuộc đàm phán với Triều Tiên đã không mang lại kết quả trong suốt 25 năm qua cũng như hiện nay.

Trái lại, Ai Cập lại là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông. Phát biểu trong tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn khẳng định: “Chúng tôi ở sau Ai Cập và người dân Ai Cập”. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, gần 300 triệu USD trong kế hoạch viện trợ vũ khí từ quân đội Mỹ tới Ai Cập bị đóng băng.

Nhà Trắng khi đó tuyên bố chính tình trạng vi phạm nhân quyền tại Ai Cập báo động trong những năm gần đây là nguyên nhân chính gây ra đóng băng, song giờ lộ thông tin chính Mỹ nghi ngờ Ai Cập cấu kết với Triều Tiên mới là lí do khiến Washington không còn tin tưởng Cairo nữa.

Động thái này rõ ràng là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Ai Cập: “Các anh chọn chúng tôi hay Triều Tiên, các anh không thể có quan hệ quân sự với cả hai nước”, nhà phân tích chính trị Ai Cập Mohammed el-Menshawy trả lời hãng tin AP.

Trước khi Ai Cập bắt tay với Mỹ vào cuối những năm 1970, nước này có quan hệ quân sự và đồng minh với Triều Tiên thông qua một người bạn chung là Liên bang Xô viết.

Triều Tiên đã tham gia huấn luyện lực lượng không quân Ai Cập sau khi Cairo bị đánh bại trong cuộc chiến Yom Kippur War với Israel năm 1973. Hai nước còn thường xuyên thực hiện các thương vụ trao đổi tên lửa đạn đạo trong những năm 1990.

Theo Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm