27/09/2015 06:34 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Từ đêm Chủ Nhật kéo dài tới sớm ngày thứ Hai, người dân ở nhiều nơi Trái đất sẽ chứng kiến một sự kiện đặc biệt, khi trên bầu trời vừa xuất hiện nguyệt thực, vừa có hiện tượng "siêu trăng" - với Mặt trăng trông lớn hơn bình thường.
Đây là chuyện rất hiếm khi xảy ra, với lần gần đây nhất "siêu trăng" xuất hiện là vào năm 1982.
Một hiện tượng kỳ thú?
Dù một số người đón nhận hiện tượng này với nỗi sợ hãi, thậm chí còn gọi hiện tượng nguyệt thực là "trăng máu", các nhà thiên văn học và những ai mê ngắm sao đều rất mừng rỡ.
"Đó sẽ là khung cảnh rất đẹp trong bầu trời đêm" - Mark Hammergren, một nhà thiên văn học tại Chicago chia sẻ với CNN - "Đây cũng là cách thức để kết nối chúng ta với vũ trụ."
Nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được trên nhiều vùng đất của nước Mỹ, cũng như tại Greenland, Tây Âu, Tây Phi và một phần Nam Cực. Các khu vực khác trên thế giới, gồm phần còn lại của châu Âu, châu Phi và một vùng đất rộng lớn ở Tây Á, sẽ chứng kiến nguyệt thực một phần.
Tại Mỹ, nhiều đài quan sát thiên văn đang tổ chức các hoạt động chào đón sự kiện. Đại học Nebraska Omaha sẽ mở đài quan sát ở Trung tâm khoa học Durham cho công chúng tiếp cận. Họ cũng gắn thêm kính viễn vọng có đầu chuyển tương thích với điện thoại thông minh, để du khách tiện chụp ảnh.
Trung tâm khoa học Kopernikở gần Binghamton, New York và Đài quan sát Griffith ở Los Angeles thì tổ chức các bữa tiệc ngắm trăng, để chào đón "sự kiện thiên văn học của năm".
Nếu bạn không thể tới các đài quan sát như thế này thì cũng đừng buồn, bởi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã có kế hoạch phát sóng trực tiếp toàn bộ quá trình nguyệt thực diễn ra, để ai cũng có thể thoải mái chiêm ngưỡng sự kiện này từ nhà họ.
Hoặc bạn cũng có thể bước ra ngoài và trực tiếp ngắm nguyệt thực mà không cần kính thiên văn. "Bạn chẳng cần phải ở đâu cả. Nếu thấy trăng ở trên trời, bạn chỉ việc nhìn lên mà thôi" - curator của Đài quan sát Griffith là Laura Danly cho biết.
Hiện tượng nguyệt thực sẽ bắt đầu diễn ra vào lúc 8 giờ 11 phút tối 27/9 trên đất Mỹ (múi giờ miền Đông Mỹ, tức khoảng 7 giờ sáng ngày 28/9 theo giờ Việt Nam). Toàn bộ quá trình nguyệt thực sẽ kéo dài trong 72 phút.
Hay một dấu hiệu bất ổn?
Hammergren nói rằng các hiện tượng thiên văn học như thế này kết nối nhân loại với lịch sử. Chúng ta đã quan sát bầu trời trong hàng ngàn năm, tạo ra nhiều câu chuyện thần thoại, có các phát hiện khoa học hoặc đơn giản là thích thú khi được ngắm nghía hoạt động của các thiên thể.
Nhưng với một số người, các hiện tượng thiên văn học bất thường có thể mang tới "manh mối" về tương lai của Trái đất. Những người này nói rằng "trăng máu", từ mà họ sử dụng để gọi nguyệt thực dựa vào việc Mặt trăng có sắc đỏ khi hiện tượng này diễn ra, cho thấy tương lai bất ổn đang chờ đón Trái đất.
Trong chuyến quảng bá cho cuốn Four Blood Moons hồi năm 2013, mục sư John Hagee nói rằng "bộ tứ" là dấu hiệu do Thượng đế gửi xuống. "Bộ tứ trăng máu sắp diễn ra chỉ tới một sự kiện có thể làm rung chuyển thế giới, sẽ diễn ra từ tháng 4/2014 tới tháng 10/2015" - ông nói.
Mark Blitz, một mục sư khác và là tác giả cuốn Blood Moons: Decoding the Imminent Heavenly Signs, nói rằng Chúa đang cố gắng thu hút sự chú ý của nhân loại. Tuy nhiên ông cho rằng loài người đã phớt lờ dấu hiệu cảnh báo ấy. "Chúng ta đã có 4 lần nguyệt thực diễn ra liên tiếp trong Lễ Quá hải và Lễ Lều tạm" - ông nói - "Và hãy nhìn xem chuyện gì đang xảy ra trong thế giới hôm nay!"
Hiển nhiên các nhà khoa học không tin vào những lời tiên đoán mang màu sắc hoang đường như thế. "Có kẻ còn nhìn vào hiện tượng này vào nói rằng nó báo hiệu ngày tận thế. Đây không phải là chuyện hiếm" - Danly ở Đài quan sát Griffith cho biết - "Nhưng thực tế thì không phải vậy. Chỉ là sự thẳng hàng giữa Mặt trời và Mặt trăng mà thôi".
Hammergren thì nói: "Người ta đã dự báo ngày tận thế trong hàng ngàn năm qua và chẳng lần nào sự kiện đó diễn ra cả"
Sự kiện" trăng máu" sắp diễn ra có dẫn tới ngày tận thế hay không thì còn phải chờ. Nhưng có điều chắc chắn là nó rất hiếm hoi. Nếu bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực và siêu trăng lần này, bạn sẽ phải chờ tới tận năm 2033 mới thấy sự kiện này trở lại.
Ám ảnh các năm có "bộ tứ" nguyệt thực |
Tường Linh (Theo CNN)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất