14/07/2016 15:45 GMT+7 | Golf
(lienminhbng.org)- Khi huyền thoại golf Nam Phi Bobby Locke giành số điểm kỷ lục và vô địch British Open, không ai trong số đám đông khoảng 10.000 người có mặt trên sân nghĩ rằng ông sẽ là golf thủ cuối cùng không phải là người Mỹ cầm trên tay chiếc Cúp Claret Jug.
"Tôi sẽ bị sốc nếu có tay golf nào không phải người Mỹ vô địch The Open năm nay", huyền thoại Phil Mickelson nói với một nụ cười. "Có vẻ như điều này đang trở thành xu thế".
Không có công thức chung nào cho chiến thắng của người Mỹ tại The Open. Có vẻ như là sự trùng hợp. Phương châm của Royal Troon, sân golf đăng cai British Open năm nay, là "kỹ năng phải ngang với sức mạnh". Nó vốn đi ngược lại với phong cách chơi golf đầy sức mạnh của người Mỹ.
"Tôi không nghĩ đó là sự 'Mỹ hóa'. Sân Royal Birkdale có thể chút ít thể hiện điều đó. Chúng tôi đã có khởi đầu ấn tượng ở đây từ giữa những năm 1990 (10 chiến thắng cho người Mỹ trong 12 năm). Nhưng tôi nghĩ nó chỉ là một trong số những gì đã xảy ra", tay golf Jim Furyk nói.
Họ cùng họ là Johnson, Zach (phải) là ĐKVĐ, còn Dustin là ứng viên số 1, và đều là người Mỹ
Và sự trùng hợp này có thể đến một lần nữa.
Royal Troon đã nhận đủ mưa trong mùa xuân năm nay. Nhưng dự báo thời tiết cho thấy mưa vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian The Open khởi tranh. Thiên nhiên vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong các giải Open Championship. Từng có nhận xét rằng, nếu trời không có mưa, gió và lạnh thì đó không phải là giải The Open thực sự.
Royal Troon là câu chuyện của "9 hố". Nếu chiều gió ngược với hướng golf thủ ở 9 hố golf vòng về, thì sự kết thúc sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Bởi vậy 9 hố golf đầu là nơi các golf thủ cố gắng ghi được điểm. Colin Montgomerie từng nói rằng "nếu bạn không giành gậy âm ở 9 hố đầu tại Troon, thì bạn nên đến Prestwick ăn trưa luôn".
Tại giải năm nay, sự chú ý đã chuyển từ Jordan Spieth sang Dustin Johnson, tay golf bắt đầu phát tiết ở tuổi 32. Một tuần trước, Johnson vô địch Bridgestone Invitational, danh hiệu PGA thứ hai liên tiếp sau khi lên ngôi tại US Open. Một năm trước tại sân St.Andrews, Johnson dẫn đầu điểm số trước khi tụt xuống ở những vòng cuối. Năm 2011, anh vẫn cạnh tranh thứ hạng ở ngày cuối cùng tại Royal St. George's. Johnson cho thấy anh có thể đối chọi với thử thách ở những sân links.
Với Johnson, đây là thử thách đầu tiên của anh tại Royal Troon. Bởi thế, anh rất tò mò về chặng đường "đi dễ, khó về" ở sân links này.
Trong số 13 tay golf Mỹ nằm trong Top 25 trên BXH thế giới, 7 golf thủ vẫn chưa từng giành major. Điều này có sự trùng hợp với lịch sử ở Royal Troon. Bốn trong số những nhà vô địch gần nhất chưa từng gianh major cho đến khi tên của họ song hành với chiếc cúp Claret Jug.
Cơ hội vẫn chia đều cho tất cả, khi giải đấu còn chưa bắt đầu. Có thể là Spieth, nhưng niềm tin của giới chuyên môn đặt nhiều hơn vào Johnson. Tay golf 32 tuổi đang cố gắng để trở thành golf thủ thứ 7 trong vòng 100 năm qua giành US Open và British Open trong một mùa Hè.
"Tôi đã suy nghĩ trong một vài năm, rằng cậu ấy là golf thủ tài năng nhất. Cậu ấy sở hữu vũ khí đầy nguy hiểm- những cú drive- và nếu cậu ấy cải thiện những cú wedge của mình thì sẽ khó có thể bị đánh bại", nhà cựu vô địch The Open David Duval tin vào khả năng vô địch của Johnson.
Và tất nhiên, Johnson là một người Mỹ!
The Open Championship 2016 - Thời gian: 14-17/7 - Địa điểm: Royal Troon Golf Club - Chiều dài sân golf: 7.297 yards - Tay golf tham dự: 156 người - Đương kim vô địch: Zach Johnson - Tổng số tiền thưởng: 6,5 triệu bảng (8,47 triệu USD) - Tiền thưởng nhà vô địch: 1,175 triệu bảng (1,53 triệu USD) - Các nhà vô địch The Open tại Royal Troon: Arthur Havers (1923), Bobby Locke (1950), Arnold Palmer (1962), Tom Weiskopf (1973), Tom Watson (1982), Mark Calcavecchia (1989), Justin Leonard (1997), Todd Hamilton (2004). |
Cẩm Oanh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất