01/06/2020 06:08 GMT+7 | Thể thao
(lienminhbng.org) - Người đàn ông đã đưa Olympique Marseille đến danh hiệu Champions League hiếm khi được nhớ đến bên ngoài Pháp và Bỉ, nhưng với chiến thuật và những tranh cãi phía sau tài năng vẫn khiến ông trở thành một nhân vật hấp dẫn.
Thứ Ba vừa qua đánh dấu trận chung kết đầu tiên sau 27 năm khi Cúp C1 thay đổi thể thức thành Champions League. Marseille đã đánh bại Milan 1-0 ở Munich nhưng 2 năm trước, họ trải qua một trận chung kết nghiệt ngã hơn khi để tuột danh hiệu vào tay Red Star Belgrade trên chấm 11m.
Thành công và tai tiếng
Điều đáng nói là hai màn trình diễn nhạt nhòa này là một phần lí do giải thích tại sao HLV của Marseille, Raymond Goethals, hiếm khi được xem là một cái tên vĩ đại ở bên ngoài nước Pháp và Bỉ, mặc dù ông đã có sự nghiệp đáng nể kéo dài gần 40 năm.
Tuy vậy thì cũng có những lí do khác. Ông là một HLV khôn ngoan và là một nhân vật mang đầy tính giải trí, là người gần như luôn có một điếu thuốc trên môi, với mái tóc dễ nhận biết được nhuộm màu đen, trong khi ở phần lớn các trận đấu thường là một bộ áo mũ. Ngoài ra, Goethals có xu hướng bị lu mờ trong thời gian ở Olympique Marseille, trước ông chủ đồng bóng của CLB, Bernard Tapie, người đã mua Marseille trong cùng tuần năm 1986 mà Silvio Berlusconi tiếp quản Milan. Trong nhiều năm, bóng đá châu Âu là một chiến trường giữa hai bản ngã khổng lồ đang tìm kiếm một hình thức thừa nhận mà họ không thể có được thông qua các cuộc chiến trên thương trường và chính trị. Đối với Tapie, người cũng tự cho mình là một diễn viên, biến Marseille thành nhà vô địch châu Âu giống như đảm nhận vai diễn của Jack Nicholson trong Bay qua tổ chim Cuckoo.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa đối với di sản của Goethals, đó là thực tế là hai trong số những chiến thắng vĩ đại nhất của ông - với Marseille năm 1993 và danh hiệu vô địch Bỉ của ông với Standard Liege năm 1982 - đều nhuốm màu tham nhũng. Ông không liên quan đến gian lận của Marseille: Tapie và những người khác đã bị kết án tù vì hối lộ các cầu thủ từ Valenciennes để buông trong trận đấu cuối cùng của họ ở giải vô địch quốc gia trước khi đối mặt với Milan. Thế nhưng, vụ bê bối đó có những điểm tương đồng khó chấp nhận như Standard năm 1982, khi Goethals bị phát hiện đã giúp hối lộ các cầu thủ từ đối thủ trong nước, Waterschei, trước khi đối đầu với Barcelona trong trận chung kết Cúp C2 (Barca cuối cùng đã đánh bại Standard 2-1). Goethals đã phải từ chức tại Standard và bị cấm làm việc ở Bỉ trong 1 năm. Ông luôn phủ nhận mọi hành vi sai trái và chỉ dành một đoạn ngắn trong cuốn tự truyện năm 1994 để giải thích cho vụ việc.
Nên nói thêm về bóng đá Bỉ hồi đó. Những người bám sát gần nhất với Standard vào năm 1982 là Anderlecht, đội bóng mà Goethals trước đó đã dẫn dắt thành công và chủ tịch của họ, Constant Vanden Stock, sau đó sẽ hối lộ một trọng tài để giúp họ đánh bại Nottingham Forest trong trận bán kết UEFA Cup 1984.
Bỏ qua tất cả các vụ việc, Goethals rõ ràng là một HLV xuất sắc. Ông đã đưa 3 đội bóng nhỏ từ vực sâu lên nổi tiếng trước khi, vào năm 1966, được bổ nhiệm làm trợ lý HLV của Bỉ dưới thời Vanden Stock. Hai năm sau, Vanden Stock rút lui và Goethals thay thế. Ông ngay lập tức chấm dứt 16 năm vắng mặt của Bỉ ở World Cup khi đưa họ tham dự World Cup 1970, rồi giành vị trí thứ 3 tại EURO 1972.
Bậc thầy chiến thuật
Một trong rất nhiều biệt danh của Goethals là “Raymond-La-Science”, nhờ khả năng thay đổi chiến thuật để hạn chế sức mạnh của những đối thủ được đánh giá cao hơn; khả năng bố trí một hàng thủ chơi dâng cao, sử dụng bẫy việt vị và pressing thông minh, mà ông lặp đi lặp lại trong suốt sự nghiệp, trong đó có trận gặp Milan.
Trước đấy thì Goethals đã gần 70 tuổi khi ông đến Marseille và cũng không sợ gì Tapie, người mà ông biết rất cần ông. Với một vài ngoại lệ, đáng chú ý là Eric Cantona, các cầu thủ đều gọi ông là papy (ông nội) và rất thích ông vì chiến thuật khôn ngoan, sự hài hước của ông và thực tế rằng, ông đã cho họ nhiều tự do ngoài những ngày thi đấu, một điều quan trọng giúp họ giảm bớt áp lực rất lớn khi thi đấu cho Marseille và Tapie.
Lần đầu tiên Marseille gặp Milan của Berlusconi là ở tứ kết Cúp C1 năm 1991. Goethals cho biết Tapie đã gọi cho ông gần 3 giờ sáng trong 3 tháng sau đó để hỏi: Ông có đang lên kế hoạch cho trận đấu không? còn Goethals luôn trả lời: “Tôi đang cố gắng”, trước khi gác máy. Khi trận lượt đi tại San Siro diễn ra, những gì Goethals và đội của ông làm được là rất đáng chú ý.
Milan là những vị vua châu Âu, vô địch Cúp C1 trong 2 năm liên tiếp. Marseille có mặt tại Italy chỉ với 14 cầu thủ thay vì 16 người được phép, vì Goethals đã loại Cantona và Jean Tigana, sau khi bất đồng với cả hai. “Đơn giản là Cantona không phù hợp với đội của tôi”, ông giải thích sau đó, sau nhiều năm sử dụng cây đinh ba tấn công với Chris Wadd, Jean-Pierre Papin và Abedi Pele.
Trận đấu tại San Siro đã báo trước sự xuất hiện của Marseille như là một quyền lực châu Âu. Marseille bị dẫn bàn từ rất sớm nhưng họ đã hồi phục để kiểm soát trận đấu theo cách mà các đội khách chưa từng làm trước các cầu thủ của Arrigo Sacchi. Milan thoát hiểm với tỉ số 1-1. Và Marseille đã giành chiến thắng trên sân nhà với tỉ số 1-0 nhờ cú vô lê của Waddle. Tapie trở nên ngất ngây.
Thế nhưng, Marseille cũng trở nên quá tự tin vào bản thân, để rồi họ lại không thành công trong trận chung kết, nơi Red Star Belgrade khiến họ thất vọng trước khi thắng trong loạt đá luân lưu. Goethals sau đó than thở rằng, đội của ông quá vượt trội và đáng lẽ phải giải quyết trận đấu sớm hơn.
2 năm sau, các cầu thủ của Goethals cuối cùng đã chuộc lỗi và trở thành người đầu tiên, và cho đến nay, đưa một đội bóng Pháp chinh phục châu Âu.
Đội hình của năm 1993 ít ngoạn mục hơn, sau khi Waddle được bán cho Sheffield Wednesday và Papin đến Milan, nhưng họ đã khôn ngoan hơn ngay cả khi họ để Rangers dẫn 2-0 tại Ibrox trong giai đoạn vòng bảng. Với Marcel Desailly ở hàng thủ, Fabien Barthez trong khung thành mà không phải là Pascal Olmeta, rồi Didier Deschamp và Frank Sauzee ở hàng tiền vệ, Marseille thực sự mạnh. Chưa kể họ vẫn còn đó Pele.
Tiền đạo người Ghana là cầu thủ hay nhất trong trận chung kết năm 1993, khiến Paolo Maldivesini khổ sở và thực hiện quả phạt góc dẫn đến bàn thắng của Basile Boli.
Thành công ở tuổi 72, người đàn ông có biệt danh “Columbo” như báo chí Bỉ vẫn gọi đó cuối cùng đã tỏa sáng. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, thành công của ông lại liên quan đến những tai tiếng, khi trận đấu bị dàn xếp với Valenciennes bị phanh phui.
Sau Marseille, Raymond Goethals dẫn dắt Anderlecht năm 1995, trước khi ông qua đời vào ngày 6/12/2004 do ung thư ruột ở tuổi 83. Đến nay, ông vẫn là HLV cao tuổi nhất vô địch Champions League. Nên nói thêm, ông là cha của Guy Goethals, trọng tài chính thức ở EURO 1996. |
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất