HLV U19 Việt Nam mở đầu triều đại thống trị châu Á của bóng đá Nhật Bản

14/05/2020 06:19 GMT+7 | Thể thao

(lienminhbng.org)- Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vừa đánh giá trong kỷ nguyên hiện đại, không có đội tuyển nam châu Á nào đạt được thành công trên sàn đấu quốc tế và châu lục như “Samurai xanh” trong giai đoạn từ 2000 đến 2011. Đó là thời điểm Nhật Bản bắt đầu hợp tác với HLV Philippe Troussier, người đang dẫn dắt U19 Việt Nam hiện tại.

VFF bác tin mời Troussier, sắp công bố GĐKT mới

VFF bác tin mời Troussier, sắp công bố GĐKT mới

VFF đang tìm kiếm và xem xét hồ sơ của một số ứng viên cho vị trí Giám đốc kỹ thuật, khi hợp đồng với ông Jurgen Gede sẽ kết thúc vào cuối tháng 6. Tổ chức này cũng vừa lên tiếng khẳng định, HLV Philippe Trousssier, người đang dẫn dắt đội tuyển U19 Việt Nam không nằm trong danh sách ứng viên như một số thông tin đăng tải thời gian gần đây.

Website của AFC nhận định bắt đầu với chức vô địch lần thứ 2 tại Lebanon 2000 và đỉnh cao là tại Qatar 2011 với lần thứ 4 ở sân chơi Asian Cup và cả 2 lần vào đến vòng 16 đội ở World Cup của FIFA, Nhật Bản đã tận hưởng thời kỳ thống trị và những kỷ lục rất khó có đội tuyển nào ở châu Á làm được trước đó.

Nhật Bản đã có 3 chức vô địch Asian Cup chỉ sau 4 lần tham dự giải đấu và đó là bằng chứng cho thấy sự thành công của họ tại châu Á. Họ cũng có thành tích kỷ lục tại FIFA Confederations Cup (Á quân) và Asiad (HCV), trong khi những nỗ lực của họ ở World Cup và Olympic vào thời điểm đó là những cột mốc mới cho các đội tuyển châu lục.

HLV Troussier được đánh giá là người mở ra thời hoàng kim kéo dài cho bóng đá Nhật Bản tới hiện tại. Ảnh: VFF
HLV Troussier được đánh giá là người mở ra thời hoàng kim kéo dài cho bóng đá Nhật Bản tới hiện tại. Ảnh: VFF

Nhưng từ trước năm 2000, thành tích của các ĐTQG Nhật Bản không cho thấy “Samurai xanh” sẽ vươn tầm trở thành cường quốc bóng đá của châu Á. Dù họ đã giành được danh hiệu Asian Cup năm 1992 nhưng lợi thế sân nhà đã ít nhiều bị điều tiếng cho thành tích này. 4 năm sau ở Kuwait, Nhật Bản đã bị loại bởi UAE. Tới World Cup 1998, trải nghiệm của Nhật Bản ở đấu trường World Cup thật sự đáng sợ khi họ toàn thua 3 trận và sớm về nước.

Sự xuất hiện của Philippe Troussier, để thay thế HLV Takeshi Okada là chất xúc tác cho sự thay đổi nhưng nó không ngay lập tức hiệu quả. Ông Troussier cũng đã thất bại lần đầu tiên khi Nhật Bản dự Copa America 1999 và thua từ vòng bảng.

Đội tuyển bị chỉ trích dữ dội và ảnh hưởng đến tâm lý của chiến thuật gia người Pháp. Nhưng “phù thủy trắng” vẫn được chỉ định để nắm quyền đội U20 Nhật Bản dự World Cup U20 1999 ở Nigeria.

Tại đó, với một đội hình bao gồm những ngôi sao tương lai như Yasuhito Endo, Shinji Ono, Junichi Inamoto và Naohiro Takahara, đội bóng của HLV Troussier đã đi đến trận chung kết và chỉ để thua một Tây Ban Nha có sự góp mặt của những siêu sao hàng đầu của bóng đá thế giới sau này như: Xavi, Carlos Marchena và Iker Casillas.

HLV Troussier thở phào nhẹ nhõm và Nhật Bản có nguồn cảm hứng vô tận khi dẫn dắt đội Olympic dự Thế vận hội Sydney 2000. Nhật Bản chỉ chịu thua Mỹ ở loạt sút luân lưu ở tứ kết, đó là màn trình diễn đáng khen ngợi, mở ra tương lai tươi sáng cho triều đại HLV người Pháp. Một tháng sau thất bại đó, Nhật Bản tới Lebanon dự Asian Cup lần thứ 12.

HLV Troussier vô địch châu Á với Nhật Bản
HLV Troussier vô địch châu Á với Nhật Bản

“Sau khi đến Olympic Sydney 2000, tôi đã đến Beirut và nhìn thấy chiếc Cúp Asian Cup được trưng bày. Tôi nhìn thấy nó, tôi có cảm giác: chiếc Cúp này là dành cho chúng tôi. Tôi tin vào các dấu hiệu, và vì vậy tôi tin vào đầu giải đấu chúng tôi sẽ giành chiến thắng”.

Dự đoán của Troussier đã chứng minh là ông chính xác và sau khi thể hiện sự vượt trội ở vòng bảng, Nhật Bản đã loại bỏ Iraq và Trung Quốc ở tứ kết và bán kết, trước khi vượt qua Ả Rập Saudi với tỷ số 1-0 trong trận chung kết. Họ chính thức lên ngôi vô địch châu Á lần thứ hai và lần này, thuyết phục hơn so với khi đăng quang trên sân nhà 8 năm trước. Tiền vệ năng động Hiroshi Nanami được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất, còn Takahara và Akinori Nishizawa cùng đồng danh hiệu Vua phá lưới với 5 bàn thắng.

“Chúng tôi đã chơi rất tốt; phòng thủ tốt nhất, tấn công tốt nhất. Chúng tôi đã chơi 3-5-2, một cách tiếp cận hiện đại đối với giải đấu đó và tất nhiên, đó là một bước tích cực hướng tới FIFA World Cup 2002. Giành chức vô địch Asian Cup giúp chúng tôi chứng minh rằng bóng đá Nhật Bản khiến châu Âu phải chú ý. Màn trình diễn của Nhật Bản tại một giải đấu cao cấp như vậy đã cho bóng đá châu Âu thấy rằng, các nước châu Á không thể bị xem thường và đương nhiên sẽ cạnh tranh tại World Cup sắp tới”, HLV Troussier nói.

Một năm trước khi diễn ra FIFA năm 2002, Nhật Bản tiếp tục gây tiếng vang khi họ đã đứng đầu bảng đấu ở FIFA Confederations Cup 2001, trong đó có Brazil. Họ thắng Australia, vào bán kết để gặp Pháp và chỉ chịu thua nhà ĐKVĐ thế giới 0-1.

Tới World Cup 2002 đồng tổ chức với Hàn Quốc, Nhật Bản đã xua đuổi những ký ức về sự thất vọng năm 1998 của họ bằng cách đứng đầu bảng với chiến thắng trước Nga và Tunisia, cùng trận hòa trước Bỉ. Thất bại tối thiểu 1-0 trước Thổ Nhĩ Kỳ ở vòng 1/16 đã chấm dứt hành trình của họ nhưng “Samurai xanh” đã đạt được thành tích tốt nhất từ ​​trước đến nay khi tham dự World Cup.

Sau World Cup, Troussier rời đi và huyền thoại Zico của Brazil đã dẫn dắt ĐTQG Nhật Bản. Ông đã giúp Nhật Bản tiếp tục vô địch Asian Cup 2004 với thắng lợi 3-1 trước chủ nhà Trung Quốc trên sân vận động Công nhân Bắc Kinh. Họ trở thành ĐTQG thứ 4 ở châu Á bảo vệ được danh hiệu và lần đầu tiên kể từ năm 1988. Năm 2006, Nhật Bản đã thất bại từ vòng bảng World Cup khi thua Australia, hòa không bàn thắng với Croatia, và thua 1-4 trước Brazil.

Kỳ Asian Cup 2007 ở các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản dưới thời HLV người Bosnia Ivica Osim, “Samurai xanh” đã thất bại trước Ả Rập Saudi ở bán kết và thua luôn Hàn Quốc ở trận tranh giải 3, đánh mất cơ hội bảo vệ chức vô địch 3 lần liên tiếp. Nhưng dưới thời HLV Okada, Nhật Bản tới World Cup 2010 ở Nam Phi và đó là lần thứ tư liên tiếp họ dự giải đấu lớn nhất hành tinh. Nhật Bản đã vượt qua vòng loại và tiến tới vòng 1/16 gặp Paraguay trước khi thua tiếc nuối.

Tuy nhiên, nó mang lại nhiều sự lạc quan cho những năm tới. Cựu HLV của AC Milan, Internazionale và Juventus, Alberto Zaccheroni dẫn dắt ĐTQG Nhật Bản vào năm 2010 và ngay lập tức, giúp ĐTQG nước này vô địch Asian Cup 2011 tại Qatar. HLV Zaccheroni sau đó đã bị sa thải do Nhật Bản bị loại ở World Cup 2014 và Asian Cup 2015.

Sự xuất hiện của họ ở vòng loại trực tiếp World Cup lần thứ 3 năm 2018 và sau đó là Á quân Asian Cup 2019, cùng với thành tích từ triều đại HLV Troussier giúp Nhật Bản được đánh giá là quốc gia thống trị bóng đá châu Á với bảng vàng thành tích đồ sộ nhất.

V.H

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm