Lewis Hamilton bị “Black Lives Matter” lợi dụng?

24/03/2021 07:52 GMT+7 | Thể thao

(lienminhbng.org) - Chỉ ít ngày trước khi Giải đua xe công thức 1 (F1) 2021 khởi tranh, cựu Giám đốc điều hành của giải, ông Bernie Ecclestone, nhận lời phỏng vấn tờ Telegraph. Trong cuộc trò chuyện dài, cựu trùm F1 cho biết ông đang quan tâm đến việc giải đấu đang bị chính trị hóa bởi cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc, dẫn đầu bởi tay đua Lewis Hamilton.

Báo nước ngoài sốc trước pha vào bóng của Hoàng Thịnh với Hùng Dũng

Báo nước ngoài sốc trước pha vào bóng của Hoàng Thịnh với Hùng Dũng

Pha vào bóng kinh hoàng của Ngô Hoàng Thịnh với Đỗ Hùng Dũng trong trận đấu giữa CLB TP.HCM và Hà Nội FC đã được đưa lên báo chí quốc tế.

Năm ngoái, Ecclestone và Hamilton đã tranh cãi công khai về cuộc chiến vì sự đa dạng và bình đẳng chủng tộc trong F1. Hamilton đã chỉ trích Ecclestone là “ngu dốt và vô học” vì tuyên bố rằng không hề có sự phân biệt đối xử trong môn thể thao này. Đáp lại, Ecclestone nói rằng Hamilton đã “hiểu lầm” quan điểm của ông và ông “được quyền đưa ra ý kiến ​​của mình”.

Tranh cãi Ecclestone-Hamilton

Ý kiến này được Ecclestone nhắc lại trong cuộc phỏng vấn. Vị tỷ phú 90 tuổi khẳng định F1 không phân biệt chủng tộc. Các đội đua luôn sẵn sàng chào đón một tay đua da màu vào đội nếu họ chứng minh được tài năng của mình, và điều tương tự cũng được áp dụng cho các tay đua nữ. Tuy nhiên, ông không thích cách F1 đang bị sử dụng như một “công cụ chính trị”. Nếu còn tại vị, ông sẽ cấm các tay đua quỳ gối và mặc áo phông truyền thông điệp trên bục podium.

Ông nói với Telegraph: “Nếu tôi vẫn tại vị thì sẽ không có ai mặc áo chống phân biệt chủng tộc trên bục nhận giải, đó là điều chắc chắn. 100% sẽ không có chuyện tay đua quỳ gối trước các cuộc đua như thế này. Họ làm ầm ĩ mọi thứ vì những lý do sai trái. Tôi đồng ý rằng thể thao nên hành động nhiều hơn nữa để khuyến khích sự đa dạng nhưng nó không nên được sử dụng như một công cụ chính trị”.

Hamilton là một trong những người ủng hộ “Black Lives Matter”- phong trào chống lại bạo lực và phân biệt chủng tộc đối với người da đen, nổi tiếng nhất tại Vương quốc Anh. Tay đua 36 tuổi là người dẫn đầu chiến dịch kêu gọi các đồng nghiệp ở F1 quỳ gối trước các cuộc đua. Cùng với những người ủng hộ “Black Lives Matter”, Hamilton đã thành lập một quỹ từ thiện để cải thiện sự đa dạng trong F1. Năm ngoái, anh đứng ra thành lập Ủy ban Hamilton để điều tra những rào cản đối với những người có xuất thân không tên tuổi trên hành trình đến với F1.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Hamilton bị lợi dụng?

Trong một cuộc phỏng vấn, được hỏi về chức vô địch F1 thứ 8 trong sự nghiệp, danh hiệu sẽ giúp anh vượt qua huyền thoại Michael Schumacher, Hamilton nói rằng nó giờ không còn là ưu tiên của anh nữa. “Đó là giấc mơ cuối cùng, nhưng tôi không nghĩ đó là yếu tố quyết định việc tôi ở lại hay tiếp tục. Nếu tất cả những gì bạn hướng tới là những giải thưởng và danh hiệu, tôi cảm thấy mình có thể lạc lối”, anh nói. Thay vào đó, ở tuổi 36, Hamilton muốn nỗ lực gấp đôi để đạt được sự đa dạng trong F1. Hamilton khẳng định đây là “động lực” của anh và anh sẽ đấu tranh cho tới khi nào còn “thở được”.

Sự chân thành trong ý định của Hamilton trên mặt trận này là không thể tranh cãi. Nhưng đã có những câu hỏi về hiệu quả của nó. Đã 9 tháng kể từ khi anh tuyên bố thành lập Ủy ban Hamilton, cho đến nay, rất ít giải pháp thực tế và mang tính dài hạn được đưa ra để đạt được mục tiêu ban đầu.

Ecclestone lo lắng điều này. Ông cho rằng Hamilton đang “bị lợi dụng” bởi “Black Lives Matter”. “Tôi đã nói với bố cậu ấy, ‘Lewis cần phải cẩn thận’. Bởi cậu ấy đang bị lợi dụng bởi những người ủng hộ phong trào Black Lives Matter và họ đang lấy rất nhiều tiền từ đó. Không ai biết số tiền đó đi đâu”.

Nỗi lo của Ecclestone không phải thiếu cơ sở.

Năm ngoái, trước tất cả các giải đấu lớn, Hamilton cùng nhiều đồng nghiệp và người hâm mộ quỳ gối để ủng hộ “Black Lives Matter”. Nhưng lời kêu gọi của Hamilton gây chia rẽ khi một số trong 20 tay đua, bao gồm Max Verstappen của đội Red Bull và Charles Leclerc của đội Ferrari, quyết định đứng.

Thực tế, cho đến nay, F1 phản ánh rất ít sự thay đổi mà Hamilton tìm kiếm và đấu tranh. Khi nói đến phân biệt chủng tộc, F1 có xu hướng giải quyết bằng những giải pháp dễ dàng, chẳng hạn như sơn logo trên xe hay cho phép các tay đua thoải mái thể hiện thông điệp chính “We Race As One”.

Để có sự thay đổi mang tính toàn diện như mong muốn, Hamilton cần trình bày chi tiết hơn những gì F1 cần cải thiện để tăng cường sự đa dạng trong môn thể thao này. Đó là một nhiệm vụ không hề đơn giản, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính có cấu trúc ở tất cả các cấp độ đua xe, không đơn thuần là F1. Nó không đơn thuần như bức hình Hamilton đăng trên các tài khoản mạng xã hội của anh. Trong bức hình đó, Hamilton mặc áo phông truyền thông điệp “tinh thần của con người lớn hơn một hệ thống hỏng”.

Khánh Đan

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm