Thủ đô Anh mất vị trí là trung tâm tài chính số một thế giới

27/01/2020 21:02 GMT+7 | Thế giới

(lienminhbng.org) - Theo kết quả một cuộc khảo sát các giám đốc tài chính cấp cao trên phạm vi toàn cầu, do những bất ổn liên quan đến việc nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), thủ đô London đã mất vị trí là trung tâm tài chính số một thế giới về tay New York của Mỹ.

Mối lo của 55% người dân Thụy Sĩ là tình hình tài chính cá nhân

Mối lo của 55% người dân Thụy Sĩ là tình hình tài chính cá nhân

Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS và công ty tư vấn PwC, thế giới trong năm 2018 đã giảm 57 tỷ phú do những khó khăn về kinh tế và sự tăng giá bất ngờ của đồng USD làm "bốc hơi" tổng cộng 388 tỷ USD trong khối tài sản của họ. Thụy Sĩ có ít hơn 3 tỷ phú và tài khoản ngân hàng của 33 người còn lại bị thu hẹp 16 tỷ USD.

Phóng viên TTXVN tại London dẫn kết quả khảo sát do Công ty tư vấn Duff & Phelps thực hiện cho biết chỉ có khoảng 30% số giám đốc tài chính được hỏi vẫn chọn London là trung tâm tài chính đứng đầu, giảm 19% so với tỷ lệ 53% của năm 2018. Trong khi đó, có đến 56% giám đốc tài chính cho biết họ coi New York là trung tâm tài chính đứng đầu thế giới - tăng từ mức 42% của năm 2018.

Chú thích ảnh
Thủ đô London - Anh 

Bà Monique Melis, thành viên cấp cao của Duff & Phelps, bày tỏ tiến trình Brexit chông gai là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới vị thế của London. Mặc dù London vẫn được coi là một trung tâm tài chính đứng đầu trong năm 2018, nhưng có thể là các làn sóng gây sốc của các cuộc đàm phán với EU đã bắt đầu cho thấy những tác động.

Tuy nhiên, quan chứcDuff & Phelps cũng cho rằng chiến thắng vang dội của Thủ tướng Boris Johnson trong cuộc bầu cử hồi tháng 12/2019, qua đó mở đường cho việc nước Anh ra khỏi EU vào ngày 31/1 tới có thể phần nào giúp London sớm lấy lại vị trí của mình.

Kết quả khảo sát của Duff & Phelps cũng cho thấy mặc dù Brexit đã thúc đẩy việc di chuyển công việc và tài sản từ London đến các trung tâm tài chính khác của châu Âu như Frankfurt, Paris hay Dublin, nhưng các trung tâm tài chính này vẫn chưa thể là đối thủ ngang tầm với New York và London. Thay vào đó, các giám đốc tài chính cấp cao lạc quan hơn rất nhiều về triển vọng của các trung tâm tài chính ở châu Á khi gần 20% trong số họ cho rằng một thành phố ở châu Á sẽ vươn lên dẫn đầu trong khoảng thời gian 5 năm tới.

                    Đình Thư (TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm