Thư gửi robot Citizen: Học hành sao căng thẳng đến vậy?

30/11/2018 07:24 GMT+7

(lienminhbng.org) - Sophia thân mến!

Xem chuyên mục "Thư gửi robot Citizen tại đây"

Hiệu trưởng né tránh, phụ huynh học sinh bị tát tha thứ cho cô giáo

Hiệu trưởng né tránh, phụ huynh học sinh bị tát tha thứ cho cô giáo

Theo phản ánh của phụ huynh lớp 2A5, Trường Tiểu học Quang Trung, vào ngày 3/12, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A5 đã yêu cầu một học sinh tát bạn cùng lớp 50 cái vì tội nói bậy. Tuy nhiên, khi bị tát đến cái thứ 20 thì học sinh bị tát khóc lớn và cô giáo chủ nhiệm đã yêu cầu dừng lại.

Trong những bộ phim học đường của Hollywood, tôi thường thấy không khí lớp học rất tự do, thoải mái, thậm chí túm năm tụm ba... Các em học sinh trao đổi trò chuyện với giáo viên thật tự nhiên, vui vẻ. Tất nhiên, một phần trong đó là sự đưa đẩy của phim ảnh nhưng sự “bình đẳng” trong lớp học là điều thấy rõ.

Xem vài clip về cách chào hỏi của thầy cô giáo “Tây” với các học sinh mỗi sáng đủ khiến chúng tôi thèm muốn. Mỗi học sinh khi vào lớp sẽ được được chào đón như ôm, đập tay hoặc là “First bumb” - một kiểu chào hỏi của đàn ông Mỹ, dùng 2 nắm đấm chạm vào nhau. Hàng triệu học sinh đã bắt đầu một ngày học đầy thú vị bằng sự đáng yêu như thế.

Chú thích ảnh
Vị giáo viên sáng nào cũng bắt tay 40 học sinh trước giờ lên lớp. Ảnh: Internet

Thú thực với Sophia, tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu có lẽ là một trong những âm thanh chả mấy học sinh thích thú. Ngày tôi đi học, mỗi khi trường chào cờ đầu tuần được thầy hiệu trưởng thông báo tuần này các em sẽ được nghỉ học ngày nào đó, thì không ai bảo ai, hàng nghìn học sinh ngồi dưới sân trường cùng hò reo như bầy ong vỡ tổ. Học trò hiếu động ham chơi cũng là lẽ thường.Tâm lý học sinh xem việc đến trường như nghĩa vụ bắt buộc, nên để các em đến trường cảm thấy vui vẻ, thích thú thì chính thầy cô phải là người truyền lửa.

Nhưng làm sao để sự vui vẻ bao trùm không khí học đường thay vì quân luật và sự u ám là điều mấy ai làm được. Tôi muốn nói với cô về những hình phạt kỳ lạ trong lớp học, khi các em phải tự tát vào mặt mình khi mắc lỗi nói chuyện ngay trước mặt bạn bè, khi giáo viên bắt học sinh uống nước từ giẻ lau bảng hay câu chuyện về em học sinh lĩnh 231 cái tát đang nhức nhối và chưa có hồi kết.

Tất nhiên, không ai chấp nhận nổi những kiểu hình phạt ấy. Nhưng điều đáng sợ, khi mà các cô giáo tiết lộ nguyên do ngoài chuyện thiếu kiềm chế, thiếu kỹ năng sư phạm thì một phần quan trọng do áp lực thi đua tại các nhà trường.

Áp lực ấy không chỉ dừng lại ở người đứng đầu trường học và mỗi một giáo viên mà chính các em học sinh mới là người trĩu nặng đôi vai để gánh áp lực thi đua. Một ngôi trường đang phấn đấu để được công nhận là trường chuẩn, trường xuất sắc... dội áp lực thành tích xuống từng lớp học.

Một cô giáo chủ nhiệm muốn lớp khỏi “đội sổ” trong thi đua phải truyền áp lực ấy xuống từng học sinh và “nghiêm trị” hành vi vi phạm bằng nhưng hình phạt đôi khi khó tưởng tượng, để rồi cả chính cô giáo và học sinh phải chịu những vết đau về cả thể xác và tinh thần.

Làm việc gì muốn có thành tựu cũng phải thi đua, giáo dục cũng không ngoại lệ. Đó là một bàn đạp có thể sản sinh nguồn năng lượng tích cực thúc đẩy thầy trò cùng tiến lên giành những thành tích. Nhưng trong nhiều trường hợp, nó không đơn giản như thế.

Đấy là chưa kể áp lực điểm số của các em trước nhà trường, trước giáo viên và cả bố mẹ. Từ nhà trường đến gia đình, vòng quay thành tích này "bủa vây" tinh thần học sinh. Việc học sinh tâm thần vì học, nhập viện vào mùa thi... năm nào cũng được nói đến.

Giáo dục cần những con người tri thức, năng động thích ứng để truyền cảm hứng cho học sinh chứ không cần những cỗ máy giảng bài với "công việc ổn định" và các loại tặng thưởng sau mỗi lễ tổng kết thi đua.

Sophia thân mến, nhiều gia đình có điều kiện đang cố gắng đưa con vào các trường quốc tế, trường tư chất lượng cao, nơi các em được giải tỏa áp lực điểm số các môn khoa học cơ bản và được học nhiều những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, năng khiếu.

Tuy vậy, học phí thường quá cao so với thu nhập của phần đông phụ huynh hiện nay. Nhưng không lẽ khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” chỉ là đặc quyền của con nhà giàu?

Hẹn gặp cô ở thư sau!

Nguyễn Gia

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm