20/08/2015 12:38 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tại TP.HCM, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) đã khai mạc triển lãm “Tuyên truyền cách mạng trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ”.
Tại triển lãm, người xem được tìm hiểu 160 phiên bản tài liệu được lựa chọn từ một số phông lưu giữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu giữ quốc gia II và một số tài liệu sưu tầm được từ Lưu trữ Hải ngoại - Cộng hòa Pháp. Các tài liệu chủ yếu là truyền đơn, ấn phẩm của Đảng Cộng sản việt Nam và của các tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Triển lãm được chia làm 4 phần: Giai đoạn trước năm 1930; Giai đoạn 1930 - 1935; Giai đoạn 1936 - 1939; Giai đoạn 1939 - 1945. Các truyền đơn được viết tay và in ấn bằng chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, tuy có một số bản truyền đơn đã bị sờn rách hoặc phai màu mực theo thời gian nhưng hầu hết vẫn giữ được nguyên vẹn nội dung.
Các truyền đơn trong triển lãm có nội dung ngắn gọn, lời văn mộc mạc, súc tích, chân thành nhưng sức mạnh truyền cảm lại vô cùng lớn. Đa số là những truyền đơn tố cáo chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai, đồng thời kêu gọi các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh chống áp bức, phản đối chiến tranh, đánh đổ phong kiến và đế quốc thực dân để giành tự do, độc lập cho dân tộc.
Ngoài ra, còn có những truyền đơn tuyên truyền sự gắn kết cách mạng với phong trào cách mạng thế giới, tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của các ngày kỷ niệm lớn như Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Cách mạng Tháng 10 Nga (7/11)…
Phát biểu khai mạc, ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết: Đây là những tài liệu có giá trị đặc biệt về mặt sử liệu đối với công chúng, nhất là đối với các nhà nghiên cứu lịch sử về tuyên truyền và vận động cách mạng năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mỗi tài liệu, tư liệu được trưng bày đều có giới thiệu, tóm tắt nội dung và chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ và nơi bản quyền. Với thế hệ hôm nay, những tờ truyền đơn thực sự là minh chứng chân thực và quý giá kể về một thời kỳ đấu tranh gian khổ giành độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người xem có nhu cầu nghiên cứu có thể tiếp cận bản chính, bản gốc tài liệu tại phòng Đọc của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia II.
Triển lãm sẽ diễn ra đến ngày 30/11/2015.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất